Bệnh khô chân ở gà thường hay gặp phải trong quá trình chăn nuôi. Được nhiều người quan tâm xem bệnh khô chân ở gà có trị được không. Hoặc nguyên nhân nào gây nên bệnh chướng diều khô chân ở gà,.. Ngay khi gặp bệnh bà con cần phải có cách điều trị bệnh kịp thời mới không lây sang các con gà khác được. Dùng các loại thuốc trị bệnh ở gà phù hợp giúp giảm thiểu lây lan gây bệnh. Giảm gây thiệt hại kinh tế. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết gà bị bệnh cách trị bệnh, phòng tránh bệnh.
Biểu hiện của bệnh khô chân ở gà
Bà con thường nhìn thấy một số triệu chứng sau khi gà bị mắc bệnh. Gà ủ rũ, mắt trắng nhợt, chân tẹo lại kém ăn uống, gà gầy rất nhanh. Hai chân đi teo tóp, co quắp lâu dần gà gầy đi và dần dần chết. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây lan qua các con gà khác khó mà điều trị được.
Nguyên nhân gây bệnh khô chân
Có hai giai đoạn phát ra bệnh gà bị khô ở chân: Lúc mới vừa nở và khi gà trên 1kg (ít gặp ở trường hợp gà mới nở):
* Đối với Gà mới nở:
Trường hợp bệnh khô chân ở gà ngay từ nhỏ không phải là nhiều nhưng vẫn có thể xảy ra được. Nguyên nhân gây bệnh khô chân ở gà con thường là do mật độ úm gà quá đông. Gà uống nước không đủ hoặc bị cản trở bởi máng nước không uống được.
* Đối với Gà lúc trưởng thành (1kg trở lên)
Khi gà trưởng thành rất hay nhiễm bệnh này. Bệnh khô chân ở gà chọi cũng thường gặp. Khi chăm sóc cho gà bạn cần lưu ý đến các triệu đi kèm như; gà ủ rũ bỏ ăn, gà ăn không tiêu, gà ỉa phân trắng hay không hoặc gà bị xù lông. Lưu ý bổ sung thêm nước uống cho gà.
Cách trị bệnh khô chân ở gà hiệu quả
Đối với gà mới nở
– Bạn nên phân bố lại mật độ úm gà con cho hợp lý. Cho gà uống nước đầy đủ, đặt máng nước phù hợp cho gà dễ uống. Chủ yếu là mùa khô, mùa nắng tăng cường thêm độ ẩm trong chuồng nuôi giúp gà không bị mất nước nhanh. Còn đối với gà lớn hơn thì bạn cần phải xem xét các biểu hiện kèm theo. Để có cách trị bệnh cho gà hợp lý.
– Tăng nhiệt độ chuồng nuôi, chuồng úm gà con lên ở mức 28 đến 30 độ. Giữ ấm cho gà trong suốt thời gian điều trị.
– Dùng các loại thuốc kháng sinh sau để trộn vào thức ăn, nước uống cho gà. Sử dụng theo liều lượng phù hợp để tăng cao sức đề kháng, kháng lại các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong cơ thể g: Florfenicol 4% hoặc Trimothoprim + Sulphamethoxazol đổ uống một lần/ ngày uống xuyên suốt năm ngày cho cả đàn
– Liên tục uống chất điện giải Gluco-c, vitamin ADE 15 ngày.
– Bổ sung thêm men tiêu hóa, khoáng chất Premix, Vitamin Bcomplex vào khẩu phần ăn hằng ngày của gà trong 2 tháng liên tục đến khi gà có sức khỏe mạnh bình thường.
Với gà những con gà đã trưởng thành:
– Đầu tiên bạn cần nhanh chóng nhốt riêng những con gà có biểu hiện của bệnh để tiện theo dõi và trị bệnh.
– Vệ sinh khử trùng sạch sẽ lại chuồng trại thay chất độn nền mới.
– Đối với các con khỏe cho ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm kháng sinh Enrosepty-L.A cùng các chất điện giải tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh cho gà.
– Dùng thuốc Dizavit-plus 2g /lít uống liên tục năm ngày đêm. Cho gà uống thêm kháng sinh: Pharamox, Pharmequin, Ampi-col 1g/lít nước hoặc Pharcolivet 10g/2,5 lít nước, uống liên tục trong 5 ngày đêm để có thể khống chế vi khuẩn bội nhiễm.
– Khi bệnh có xu hướng nặng hơn, cần ghi lại tất cả các dấu hiệu của bệnh, đến cơ sở thú y gần nhất để hỏi và mua thuốc đúng bệnh.
Trên đây là cách chữa bệnh khô chân ở gà hiệu quả bạn có thể tham khảo áp dụng phù hợp cho đàn gà của mình. Chúc những chú gà nhà bạn luôn khỏe mạnh.!
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Bệnh Gà Rù, NIU-CÁT-XƠN
Trích dẫn từ dagatructuyen.com
Mỹ Hẹn