Kỹ thuật chăm sóc gà chọi tơ hay cách nuôi gà tơ để lực căng, bo lớn chuẩn và đảm bảo sức khỏe tốt nhất; để tạo ra một chú gà chiến lỳ đòn, dũng mãnh. Gà chọi tơ ở tháng thứ 8 thường sẽ bắt đầu tập gáy; đây cũng là giai đoạn chú chiến kê cần phải có một chế độ tập luyện thật sự nghiêm túc để chú có sức khỏe tốt, đá hay và ra đòn hiểm.
Vậy bài luyện tập dành riêng cho các chú gà trong giai đoạn này ra sao; cách chăm sóc và rèn luyện như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây về cách chăm sóc gà chọi tơ.
Cách lựa chọn một chú gà chọi tơ đá hay
Để có một chú chiến kê có nhiều tiềm năng trong tương lai, kỹ thuật viên nuôi gà phải có những phương pháp để có thể chọn ra được những chú gà tơ tốt nhất.
Đầu tiên chúng ta hãy quan sát thật kỹ xem chú gà tơ của mình có mang bệnh tật gì không; nếu gà bị bệnh nặng thì hãy nhanh chóng tìm cách cách ly chúng ra khỏi đàn gà. Về vẻ ngoài, bạn cần tránh những con gà có lườn vẹo, cổ cong, …Tốt nhất là bạn hãy quan sát một cách kỹ lưỡng để có thể chọn được cho mình những con có vảy đẹp.
Những loại vảy được sư kê yêu thích nhất là vảy án thiên, vảy phủ địa, vảy vấn cán, giáp vy đao, nội hoa đăng…
Sau mấy tháng nuôi dưỡng, sư kê cần đánh giá, quan sát lại vẻ bề ngoài của gà xem có đúng với ý mình không. Nếu đã hài lòng thì tiếp tục thực hiện giai đoạn xổ gà, để xem thế đá của gà, lối đá cùng chân cẳng đá ra sao.
Khi tiến hành xổ gà, sư kê hãy chọn thêm con gà cùng tập luyện, con gà này phải ở bầy khác, nhưng cùng độ tuổi và chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu. Đặc biệt, bạn phải sử dụng lá chuối khô hoặc giẻ để bịt các cựa gà của cả 2 con nhằm tránh gây ra chấn thương cho nhau.
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc gà chọi tơ
Sau khi tuyển chọn được chiến kê ưng ý, các sư kê tiếp tục quá trình chăm sóc và huấn luyện. Đây là một giai đoạn đòi hỏi sự cẩn thận, kì công và kiên nhẫn.
Để có đủ sức mạnh thực hiện đầy đủ chế độ tập luyện, cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất. Thành phần chế độ dinh dưỡng cho gà tơ huấn luyện bao gồm:
- Thóc, lúa được sấy sạch, khô ráo.
- Các loại rau như giá đỗ, xà lách hay rau muống.
- Cách 2 – 3 ngày lại cho gà ăn các loại đồ tươi. Ví dụ như: tôm, tép, dế, thịt bò, trạch (loại nhỏ), sâu…
- Bổ sung các loại đồ ăn có chứa vitamin A, K, C, B1, B12…
Thời gian cho gà ăn cũng phải thật khoa học và đúng thời gian quy định. Thời gian cho gà ăn được bố trí như sau:
Nếu gà tơ có khối lượng lớn, cho ăn 2 bữa một ngày. Thời gian là vào 8h sáng và 17h chiều.
Nếu gà gầy cho ăn 3 bữa là 8h sáng, 17h chiều và 22h tối
Kỹ thuật vần và huấn luyện gà chọi
Để có một chiến kê mạnh mẽ, các sư kê nhất thiết phải cho gà chiến của mình trải qua các bài tập thể lực. Bạn nên huấn luyện chúng từ cấp độ nhẹ nhàng rồi tăng dần về cường độ, thêm vào đó phải kết hợp giữa tập luyện và chế độ om bóp.
Quá trình tập luyện bao gồm những giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Cắt tai tích cho gà
Cắt tích tai là công việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc gà chọi bởi gà sẽ thật sự đá tốt hơn khi không bị vướng phải mào và tai. Việc cắt tích tai nên được thực hiện như sau:
Vào buổi sáng sớm thì tiến hành tắm cho gà bằng nước chè đặc, thời gian tắm khoảng 2h. Tắm xong cho gà vào chỗ mát nghỉ ngơi.
Sau khi được cắt tai tích thì tiến hành cho gà tạp chạy lồng; mỗi ngày 2 lần sáng và chiều, mỗi lần cho chạy 30 phút.
Giai đoạn thứ hai: Các kỳ vần kết hợp om bóp
Các kỳ vần giúp cho chiến kê có thể lực sung mãn rất nhanh. Để bài tập được hiệu quả thì cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho gà; như cho gà ăn các đồ tươi như dế, thịt bò và tắm rửa cho gà 2-3 ngày 1 lần.
- Cho tập nhảy lần 3 sau 8 ngày trong 2 hồ, mỗi hồ kéo dài 20 phút. Cho gà nghỉ 4 ngày, sau đó om bóp, chạy lồng.
- Sau 15 ngày om bóp, cho gà vần hơi trong thời gian 90 phút. Cho nghỉ 2 ngày, sau đó om, chườm trong 2 ngày, rồi cho tập chạy lồng.
- Trong thời gian 10 ngày tiếp theo cho gà vần đòn trong 3 hồ. Sau đó cho nghỉ 5-7 ngày, rồi om chườm kèm theo vào nghệ.
- 21 ngày sau đó tiếp tục cho vần hơi 150 phút, rồi cho nghỉ 4 ngày.
- 18 ngày cuối cùng thì cho gà bắn chân và ra thi đấu.
Theo dagacuasat.net
Nguyễn Thị Vĩnh