Chăn nuôi gà đẻ trứng “vàng” thu lại nguồn lợi nhuận lớn

mất:4 phút, 5 giây để đọc.

Chăn nuôi gia cầm lấy trứng hiện nay đang khá phổ biến và phát triển, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu nhờ vào loại mô hình này. Chúng ta đều biết rằng, trứng gia cầm có vai trò khá quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người. Trứng có thể sử với nhiều mục đích khác nhau như chế biến các món ăn, làm bánh,… Hàng năm, ngành nông nghiệp nước ta sản xuất ra hàng ngàn tỉ quả trứng để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Nắm bắt được tình hình và diễn biến thị trường như thế, anh Hoàng Anh Tú (sinh năm 1987) ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi gà đẻ trứng và rất thành công, thu được lãi suất lớn. Có người trong xã còn gọi đàn gà của anh Tú là gà đẻ trứng vàng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mô hình chăn nuôi tạo ra thu nhập lớn cho gia đình anh.

Về chuồng nuôi

Trong khuôn viên diện tích 2.800 m2 (bao gồm luôn đất ở) anh Tú dành ra 1.000 m2 đất để xây dựng 5 chuồng nuôi gà. Trong đó 2 chuồng lớn, mỗi chuồng nuôi khoảng tầm 300 con, có lắp dàn quạt làm mát, hệ thống điện chiếu sáng liên tục; còn lại 3 chuồng nhỏ để nuôi đàn gà kế tiếp.

Chuồng nuôi được thiết kế, xây dựng ở vị trí thích hợp, không gian thông thoáng, tường được che kín bằng tấm nhựa sáng thông minh để lấy ánh sáng tự nhiên, nền gạch láng xi măng thuận lợi cho dọn vệ sinh, xịt nước chuồng trại không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc gây ô nhiễm môi trường, vừa đảm bảo độ an toàn cao, chống được trộm cắp đột nhập gây thiệt hại. Trước khi vào bên trong chuồng trại phải mặc quần áo bảo hộ và được phun khử khuẩn tiệt trùng.

Trang trại gà của anh Tú.

Phòng tránh dịch bệnh

Hàng ngày chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn cần được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng quạt làm mát, có camera giám sát, hệ thống điện sản xuất, nguồn nước sạch… đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của gia đình. Mỗi tháng sử dụng vôi bột (2 lần) và phun thuốc khử trùng tiêu độc để giữ đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh.

Nhằm chủ động phòng tránh dịch bệnh gây thiệt hại đối với tổng đàn cũng như về kinh tế; từ khi gà con được 2 – 3 ngày tuổi sẽ cho uống vacxin; 5-6 ngày tuổi nhỏ (bơm) thuốc vào mắt – mũi; từ 8 – 9 ngày tuổi nhỏ vào miệng; 11-12 ngày tuổi tiêm vào cánh; 16 ngày tuổi nhỏ vào mắt; 21 ngày tuổi (lần 2) nhỏ vào miệng; 28 ngày tuổi tiêm bắp; 42 ngày tuổi tiêm da cổ; 55 – 60 ngày tuổi tiêm-nhỏ vào miệng; 90 ngày tuổi tiêm vacxin. Tuy nhiên cần sử dụng đúng loại, đúng liều thuốc; và căn cứ vào số lượng con mỗi loại như thú y đã chỉ dẫn.

Trang trại của anh Tú thu 4.000 - 4.800 quả trứng/ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho gà

Từ khi thả nuôi, đến lúc đàn gà lớn đều khỏe mạnh cho tới lúc sinh sản tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Thức ăn chính là cám công nghiệp mua của các công ty thức ăn chăn nuôi gia cầm. Nên nhớ là chọn những nhà cung cấp có uy tín; không cho gà ăn bất cứ loại thức ăn nào khác để tránh rủi ro.

Chế độ cho gà ăn tính theo ngày tuổi; gà từ 1 ngày tuổi – 4 tháng tuổi cho ăn khoảng 6 kg/con; gà lớn, gà đẻ ăn từ 1 – 1,1 gram/ngày. Gà con từ lúc nuôi đến khi được 4 tháng thì bắt đầu đẻ những quả trứng đầu tiê; 5 tháng thì đẻ nhiều hơn và gia tăng số lượng đến khi đạt trên 80% tổng đàn.

Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống chăm sóc hợp lý cho đàn gà để mỗi con đạt trọng lượng bình quân 1,8 kg/con. Mỗi năm 1 con gà đẻ được từ 220 – 250 quả trứng và khai thác trứng chỉ trong khoảng 12 tháng. Hàng ngày số lượng trứng bán cho khách hàng theo hợp đồng là từ 4.000 – 4.800 quả với giá trung bình từ 2.000 – 2.300 đồng/quả. Khi gà thôi đẻ thì bán cho thương lái ở chợ gia cầm. Chất thải chăn nuôi được xử lý thu gom bán cho người có nhu cầu để trồng cây.

Xem thêm các bài viết gia cầm khác tại đây.

Trích dẫn từ nongnghiep.vn
Lê Sơn

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *