Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn ở chim cút

mất:3 phút, 41 giây để đọc.

Bệnh phó thương hàn ở chim cút còn được biết đến với tên tiếng anh là Salmonellosis. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Sallmonella gây ra; chim cút ở mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm với bệnh này. Ngoài ra; đây cũng là loại bệnh mà người nuôi hay phải đối mặt trong quá trình nuôi chim cút.

Nguyên nhân gây bệnh phó thương hàn

Như đã nói ở trên; bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonellosis gây ra. Vi khuẩn này hoàn toàn có thể nuôi cấy; phát triển tốt ở môi trường thạch nước thịt và peptone với độ pH là 7,2, nhiệt độ 370C.

Vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn sẽ bị diệt ở nhiệt độ 600C trong 10 phút; dưới ánh sáng mặt trời trong 24 giờ. Nhưng ở bóng tối thì chúng có thể tồn tại đến 20 ngày. Một số hóa chất có thể diệt được vi khuẩn; trong đó nổi bật nhất là KMnO4 1/1.000 trong 3 – 5 phút.

Trong tự nhiên; nhóm vi khuẩn thương hàn có thể gây bệnh cho nhiều loại gia cầm khác nhau như chim cút, gà, vịt, các loài chim trời… Chim cút ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh.

Bệnh này lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Khi ăn uống phải thức ăn hoặc nước uống có vi khuẩn; chim cút sẽ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây qua một số đường như: chim mẹ lây cho chim con; từ gia cầm khác sang chim cút; bệnh diễn ra quanh  năm nhưng tần suất gặp nhiều nhất vào mùa xuân, hè, thu (những thời điểm có nhiệt độ khá ấm áp)

Triệu chứng

– Tỷ lệ trứng giảm 10 – 30%; mức độ ăn giảm, ủ rũ, phân loãng và trắng, chết.

– Trứng cút được sinh ra bởi chim cút bị bệnh sẽ dính máu; đầu nhọn và mềm. Đối với chim cút con thường sẽ có hiện tượng ủ rũ; mắt đờ đẫn lim dim; khô chân; lông bị xù; những con bệnh nặng có thể chết sau vài giờ

Bệnh tích

Gan chim cút bị bệnh sẽ sẫm màu có lấm tấm xuất huyết trong những ngày đầu, sau hoại tử trắng như đinh ghim. Mật sưng to. Ruột tụ máu và xuất huyết. Nếu kéo dài có hoại tử viêm loét từng đám. Buồng trứng bị teo và tích máu.

Phòng bệnh phó thương hàn ở chim cút

 

 

– Đảm bảo chuồng nuôi thoáng mát; có ánh nắng chiếu vào;

– Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, không ẩm mốc;

– Nước uống phải sạch sẽ và được thay thường xuyên;

– Ðịnh kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng Formalin 2 – 3%, Iodine 0,5% hoặc Cloramin T 0,5 – 2%… toàn bộ nền và tường chuồng nuôi;

– Thường xuyên tiêm chủng định kỳ

– Trú trọng bổ sung dinh dưỡng cho chim cút

– Khi có bệnh xảy ra cần cách ly chim ốm để điều trị; Đồng thời phun thuốc sát trùng, tiêu độc toàn bộ khu vực chăn nuôi liên tục 2 – 3 lần trong tuần đầu;

– Thực hiện quét dọn, thu gom và tiêu hủy phân rác, chất độn chuồng; Rửa sạch chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi, để khô sau đó phun thuốc sát trùng 2 lần, cách nhau 10 – 15 ngày bọng bằng các dung dịch sau: Nước vôi tôi 10%, Formalin 2 – 3%, Crezin 5%;

– Bổ sung các chất dinh dưỡng bổ trợ để tăng cường sức đề kháng cho đàn chim cút.

Ngoài ra, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

– Neotesol 2,5 g/lít nước uống (1/2 muỗng cà phê)

– Amfuridon 6 g/lít nước uống

– Neo-Terramycin 500 mg/lít nước uống

– Chlotetrasol 2,5 mg/lít nước

– T.T.S. 2,5 kg/lít nước uống

Liệu trình cũng pha nước uống như trên.

Trị bệnh

Dùng một trong những loại kháng sinh trên nhưng liều tăng gấp đôi và liệu trình điều trị 5 – 7 ngày mới ngưng. Kết hợp với Vitamin B1, C, K để bổ trợ cho chim cút trong quá trình điều trị. Trong quá trình trị bệnh, người nuôi nên cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hóa.

Nguồn nguoichannuoi.vn

Lê Dung

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *