Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

mất:3 phút, 33 giây để đọc.

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà CRD

Là bệnh truyền nhiễm lây lan mãn tính ở gà ta, gà tây và một số gia cầm. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà còn được gọi tắt là bệnh CRD. Đây là một trong những bệnh hay gặp trên gà.

Tỷ lệ lây lan của bệnh CRD ở đàn gà có thể từ 20 đến 50 % phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, chăm sóc. Tỉ lệ chết của gà từ 5 đến 30% đối với gà con và đối với gà đẻ thì tỉ lệ chết thấp nhưng làm giảm đẻ, gà gầy. Gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân.

Đường lây nhiễm của bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD

Bệnh lây từ gà bệnh qua gà khỏe thông qua đường hô hấp, tiếp xúc, qua thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi.

Bệnh di truyền từ gà mẹ sang gà con qua trứng.

Gà ở độ tuổi từ 2 đến 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ có khả năng nhiễm bệnh này hơn các lứa tuổi khác.

Bệnh bùng phát mạnh vào thời điểm mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao.

Sau khi khỏi bệnh gà vẫn còn mầm bệnh trong cơ thể và thải vi khuẩn ra môi trường. Cho nên bệnh rất dễ bùng phát lại khi gà suy giảm sức khỏe, sức đề kháng. Và lây lan từ gà bệnh sang gà khỏe.

Các triệu chứng của bệnh CRD

Khi gà mắc bệnh CRD gà sẽ xuất hiện các triệu trứng sau đây:

Gà con, gà giò: Xù lông, ủ rũ, kém ăn, gầy. Gà hắt hơi, viêm kết mạc và chảy nước mắt, dịch thanh mạc ở mũi và mi mắt ít. Mí mắt sưng tấy và dính vào nhau ở một số con gà.

Gà ho, hen nhiều về đêm, mặt bị sưng do bị viêm xoang

Ở gà đẻ: đối với gà đẻ sẽ giảm đẻ khi bị bệnh CRD, nhất là đàn gà mới đẻ. Gà hắt hơi, ho, chảy nước mũi, xoang mặt sưng lên, gà gầy nhanh rồi chết.

Điều trị bệnh CRD

Hiên tại bệnh CRD chưa có loại thuốc nào đặc tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Thuốc chỉ có chức năng ngăn, chặn bệnh phát triển. Trường hợp có dịch CRD xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau:

– Tăng cường vệ sinh chuồng trại, phùn thuốc sát trùng tiêu độc.

– Cách ly gà bị bệnh với gà khỏe để dễ điều trị, chăm sóc.

– Chăm sóc, nuôi dưỡng và cung cấp các vitamin A, D, B, C… và các chất điện giải

Dùng một trong các loại kháng sinh sau để điều trị:

+ Tylosin liều dùng 0,5 đến 1 g/1ít nước cho gà uống liên tục trong 3 đến 5 ngày.

+ Tiêm Tylosin dưới da với liều 20 đến 25 mg/kg thể trọng (tức là cho 1 con gà lkg)

+ Phối hợp 1 lọ S treptomycin (1 g) + 1 lọ Penicillin (500.000 đơn vị) tiêm cho 8 đến 10 gà dò hoặc 4 đến 5 gà lớn trong ngày, liên tục trong 4 đến 5 ngày. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau không trên 72 giờ.

+ Dinamutilin 45 với liều 1 g/1 ,8 lít nước cho uống trong 5 ngày.

+ Tetracyclin với liều 500-600 g/tấn thức ăn.

+ Furazolidon với liều 350-400 g/tấn thức ăn trong môi trường có tạp nhiễm E~coli, trong 5-7 ngày.

+ Tiêm Streptomycin 50 mg/kg thể trọng trong 3-4 ngày.

+ Chloramphenicol với liều 10 mg/kg thể trọng trong 3-4 ngày.

Thường dùng Tylosin + Streptomycin để tiêm chóng lành bệnh hơn.

Trên đây là những thông tin chũng tôi gửi tới bà con về nguyên nhân và cách phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên gà(CRD). Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bà con có thêm thông tin và kiến thức về phòng trị bệnh trên đàn gà.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Bệnh Gà Rù, NIU-CÁT-XƠN

Trích dẫn từ mactech.com.vn

Mỹ Hẹn

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *