Những bệnh thường gặp ở ngan vịt

mất:4 phút, 12 giây để đọc.

Bệnh ở ngan vịt cụ thể gồm những căn bệnh gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi loại gia cầm này quan tâm. Ngay sau đây, đội ngũ tác giả của Traiga365 sẽ gửi đến bà con thông tin chi tiết những căn bệnh thường gặp ở ngan vịt. Chúng ta hãy cùng theo dõi nhé

Bệnh viêm gan virus ở vịt

Triệu trứng nhận biết:

–  Thời gian ủ bệnh từ  2- 4 ngày; tiên triển bệnh rất nhanh, tỉ lệ bệnh thường 100% tổng số đàn.

– Vịt bỏ ăn; đầu hay nghoẹo sang một bên, co giật toàn thân

– Tỷ lệ chết vì bệnh viêm gan virus ở vịt con là 95 – 100%, vịt trưởng thành là 50%

Phòng chữa bệnh: căn bệnh ở ngan vịt này hiện chưa có thuốc đặc trị, chính vì vậy chủ trang trại nên chú ý tiêm phòng vacxin đầy đủ, cách ly nếu bị nhiễm, vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng trại.

Bệnh dịch tả vịt

Triệu trứng: Vịt ốm bỏ ăn; tình trạng tiêu chảy diễn ra liên tục; lông xù, mắt nửa nhắm nửa mở; chân đứng không vững; ủ rũ

Phòng chữa bệnh: Bệnh này hiện cũng không có thuốc điều trị. Chính vì vậy khi dịch tả xuất hiện chúng ta cần kịp thời cách ly, xử lý triệt để nấm mốc bằng nhiệt. Lưu ý trong lúc vịt đang gặp dịch không được tiêm phòng vacxin

Bệnh tụ huyết trùng

Triệu trứng: bệnh có chuyển biến rất nhanh, tỉ lệ chết cao, vịt gặp bệnh thường nóng sốt; miệng tràn dịch; thở gấp; tỉ lệ chết lên đến 50%

Phòng chữa bệnh: Trộn những loại kháng sinh Cosumix ,Tetracyclin vào thức ăn với mức độ khoảng 2 đến 3 lần trên 1 tuần.

Lưu ý: bà con hãy nhớ tiêm vacxin 2 đợt lúc vịt được 20- 30 ngày tuổi và 4- 5 tháng tuổi cho vịt đẻ.

Bệnh phó thương hàn

Triệu trứng: những chú vịt con 3- 15 ngày tuổi thường bị nhiều ở thể cấp tính; vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính. Vịt có thể gặp tình trạng tiêu chảy nặng, hay tụ tập vào một chỗ để tìm chỗ ấm. Tỷ lệ chết ở bệnh này là lên đến 70%

Phòng chữa bệnh: Trộn thuốc furazolidon liều phòng cho vịt đến 2 tuần tuổi 100gg/ tấn thức ăn, sau 2 tuần 50g/ tấn thức ăn, liều chữa 150g/ tấn chữa cho từng con thì 50mg/ con.

Bệnh nhiễm khuẩn E.COLI

Triệu trứng: vịt trên 3 ngày tuổi bị bệnh có triệu trứng lông xù ; mắt lim dim như buồn ngủ và tiêu chảy phân màu trắng rồi chết. Vịt đẻ nếu gặp bệnh này có thể giảm hiệu suất đẻ

Phòng chữa bệnh: Trộn kháng sinh liều vào thức ăn: neotesol 100mg- 200mg/ kg thể trọng, Tetracyclin 50- 60mg/ kg thể trọng…Ngoài ra nhớ tiêm phòng vacxin Neotyphomix liều lượng 1cc/ 3 con

Bệnh bướu cổ

Triệu trứng: vịt bệnh ở yết hầu nổi bướu to dần nhanh làm cho vịt không ăn uống được, rồi ngạt thở chết, nhiều con có bướu ở mí mắt, mép mỏ, vai, bàn chân, đùi. Vịt con gầy còm, mổ các bướu ra thấy co giun chỉ cuộn khúc như búi chỉ

Phòng chữa bênh: Chăm sóc tôt đàn vịt;  không chăn vịt nơi nước ao tù, nước đọng nhất là mùa nắng cạn. Tách riêng vịt bị bệnh, mổ bướu lấy giun chỉ ra, sát trùng bằng glixerin, khâu lại chăm sóc tốt 7- 10 ngày sẽ khỏi. Dùng thuốc Diphevit tiêm thẳng vào bướu 20mg/ con vịt nặng 100 g, 40mg cho vịt 300- 400g thể trọng.

Bệnh ngộ độc AFLATOXIN

Triệu trứng: vịt khi ngộ độc sẽ chậm lớn; đẻ giảm, nước da tái, tiêu chảy, có thể xảy ra tình trạng xuất huyết dưới da. Đặc biệt khi bị ngộ độc Aflatoxin vịt có thể chết hàng loại

Phòng chữa bệnh: Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, những thức ăn có dấu hiệu nấm mốc nên bỏ qua. Đồng thời khi vịt bị ngộ độc, bà con hãy dùng Quixalus liều chữa 1g/1kg thức ăn trong 5- 7 ngày; trộn glucozo, vitamin C vào nước uống cho vịt giải độc.

Bệnh nấm phổi

Triệu trứng: gia cầm nhiễm nấm thường khó thở, ăn yếu, thường sẽ chết sau vài giờ.

Phòng chữa bệnh: Luôn đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng. Lưu ý bổ sung dinh dưỡng, vitamin đầy đủ cho đàn vịt

Chữa bệnh bằng trộn kháng sinh vào thức ăn: Quixalú 1g/ 1kg thức ăn liền trong 5 ngày, Mycostain 2g/ kg thức ăn trong 7- 10 ngày.

Trên đây là giới thiệu sơ bộ của chúng tôi về một số bệnh thường gặp ở ngan vịt. Bà con hãy lưu ý để từ đó có biện pháp phòng chống kịp thời nếu vật nuôi nhà mình mắc bệnh nhé.

Nguồn thuoctrangtrai.com

Lê Dung

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *