Cách điều trị bệnh dịch tả vịt hiệu quả

mất:3 phút, 48 giây để đọc.

Bệnh dịch tả vịt  được biết đến là một bệnh truyền nhiễm cấp tính; gây tử vong cao cho vịt; ngan; ngỗng. Loại bệnh này xuất phát từ Herpesvirus (tên một chủng virut). Bệnh có biểu hiện đặc trưng là nóng sốt; tiêu chảy; chân đi không vững.

Với mức độ nguy hiểm như vậy, bà con chăn nuôi nên tự trang bị những kiến thức cơ bản xung quanh loại bệnh này; đặc biệt là cách phòng và điều trị. Ngay sau đây, chúng tôi xin gửi đến bà con một vài thông tin như vậy

Lịch sử bệnh dịch tả vịt

– Năm 1923; tiến sĩ Baudet đã thông báo về một dịch bệnh có khả năng gây xuất huyết ở đàn vịt được nuôi tại Hà Lan. Ở bước kiểm tra ban đầu, ông xác định loại bệnh mà vịt mắc phải có nguồn gốc từ một loại virus.

– Năm 1930; nhà khoa học DeZeeuw chứng minh những phát hiển của Baudet là đúng, virus đúng là có sự thích ứng trên cơ thể loài vịt.

– Năm 1942; đến lượt Bos kiểm chứng lại những phát hiện của 2 tác giả trước; ông cũng đồng thời tiến hành quan sát ổ dịch mới. Ông xác định được những triệu chứng lâm sàng trên vịt tương đối chính xác và đặt cho loại bệnh này một cái tên là “duck plague” – nghĩa là dịch tả vịt

– Bệnh dịch tả này đã được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới như Pháp; Trung Quốc; Ấn Độ; một số nước châu Âu như Anh; Bỉ; Đức…

– Ở Việt Nam ta, bệnh dịch tả vịt  đã xảy ra trên phạm vi toàn quốc; đặc biệt là ở những vùng có nghề chăn nuôi vịt phát triển. Sự xuất hiện của bệnh đã mang đến những hệ lụy và thiệt hại cho ngành chăn nuôi. và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi loại thủy cầm này.

Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể; virus dịch tả vịt sẽ nhân lên ở niêm mạc đường tiêu hóa (đặc biệt ở lỗ huyệt và niêm mạc thực quản. Sau đó virus xâm nhập vào máu, các cơ quan nội tạng của vịt sẽ bắt đầu xuất huyết

Triệu chứng bệnh dịch tả vịt

 

– Thời gian ủ bệnh  dao động trong khoảng 3 – 7 ngày. Sau khi xuất hiện triệu chứng thì vịt sẽ chết sau 1-5 ngày.

– Vịt bị bệnh thường lờ đờ, đi không vững, không muốn xuống nước

– Chân vịt có thể bị liệt

– Nếu vịt cái đẻ bị bệnh thì có thể ngừng đẻ

– Vịt sốt cao 43 – 44oC; có hiện tượng bỏ ăn, đứng 1 chân

– Tếng kêu khản đặc.

– Mắt của vịt bị bệnh thường ra nhiều gỉ vàng, dính vào nhau

– Hầu; cổ của vịt bị bệnh thường sưng to, phù thũng

– Vịt trưởng thành thường có tỉ lệ chết vì bệnh cao hơn vịt con

Cách phòng bệnh

– Không chăn thả vịt ở những vùng có dịch, nghi có dịch

– Những trại vịt có số lượng lớn cần tăng cường vệ sinh chuồng trại; đồng thời thực hiện nghiêm túc nội quy phòng bệnh.

– Hiện nay đã sử dụng 2 chủng virus nhược độc để chế vaccine.

– Với vịt đẻ và vịt giống; cần tiêm nhắc lại sau 45 ngày và sau mỗi 6 tháng tái chủng một lần trước khi vịt vào vụ đẻ.

– Khi dịch xảy ra tiêm thẳng vacxin dịch tả vịt vào ổ dịch sẽ cứu sống vịt nhưng hiện nay đã có kháng thể dịch tả vịt thương mại nên phương pháp này ít được sử dụng.

– Hãy nhớ luôn tiêm phòng vacxin

Cách điều trị bệnh dịch tả vịt

– Đối với vịt con dưới 2 tuần tuổi: tiến hành tiêm 1ml/con. Mũi tiêm nhắc lại là 3 ngày sau mũi tiêm đầu

– Đối với vịt trên 2 tuần tuổi: tiêm 1.5 – 2ml/con nhắc lại sau 3 ngày.

– Đối với số lượng vịt quá lớn không thể tiêm: biện pháp lúc này là dùng kháng thể dịch tả vịt sau đó hòa nước cho vịt uống với liều gấp đôi liều tiêm.

– Luôn nhớ bổ sung đường gluco; chất điện giải cùng các loại vitamin nâng cao sức đề kháng cho vịt.

Phân rác phải ủ nóng; chuồng trại phải tẩy uế, sát trùng bằng các dung dịch formol 3% – 5%, NaOH 2% hoặc nước vôi đặc. Để trống chuồng 1 tháng mới nhập vịt.

Nguồn happyvet.vn

Lê Dung

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *