Nguyên nhân, cách điều trị bệnh dịch tả ở ngỗng

mất:3 phút, 34 giây để đọc.

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ chết rất cao. Bệnh còn được biết đến với những cái tên như: cúm ngỗng; dịch tả ngỗng; viêm gan virus ngỗng; viêm ruột virus ngỗng; viêm thoái hóa cơ tim truyền nhiễm; viêm gan, thận tích nước ở ngỗng, bệnh Derzy…

Vậy nguyên nhân và cách điều trị của loại bệnh này cụ thể như thế nào? chi tiết có ngay sau đây xin mời độc giả cùng theo dõi

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do virut Parvovirus. Virus này thuộc nhóm Parvoviridae. Tỷ lệ xảy ra bệnh ở vịt, ngan giai đoạn tuổi từ 1- 4 tuần xảy ra rất thường xuyên.

Phương thức lây truyền

– Bệnh lây truyền qua con đường tiếp xúc trực tiếp như hô hấp; đường miệng

– Bệnh có thể lây từ ngỗng mẹ sang ngỗng con

Triệu chứng

 

Triệu chứng của bệnh này được thể hiện qua 4 thể sau:

Thể cấp tính

Ngỗng khi gặp bệnh sẽ sốt cao; chán ăn; chậm chạp, tỉ lệ chết lên đến 100% đối với ngỗng con 1 – 7 ngày tuổi.

Thể dưới cấp

– Sốt cao; ngại vận động; ủ rũ

–  Mí mắt đỏ, đục ngàu và sưng húp

–  Niêm mạc vùng dưới hầu họng được phủ một lớp màng giả dễ bóc

–  Ngỗng gặp bệnh sẽ muốn bỏ ăn, tình trạng tiêu chảy diễn ra liên tục

–  Cân nặng của ngỗng tụt giảm, tuổi đời của ngỗng càng ít thì tỉ lệ chết càng cao

–  Nếu ngỗng mới nở gặp bệnh thì chúng chết 100% trong một tuần đầu.

–  Nếu ngỗng 2- 3 tuần gặp bệnh thì tỷ lệ chết khoảng 10%.

–  Nếu ngỗng trên 3- 4 tuần tuổi bị bệnh thì tỉ lệ chết là nhỏ hơn.

Thể mãn tính

–  Đây là bệnh của những con ngỗng có sức để kháng tốt hoặc còn sống sót từ 2 thể bệnh nêu trên với các triệu chứng tiếp theo:

+ Bệnh kéo dài đến hàng tháng.

+ Lông ở lưng và cổ bị rụng nhiều để lộ phần da đỏ sưng tấy

Thể mang trùng

Bệnh không có các dấu hiệu rõ ràng; chỉ mang trùng và trở thành nguồn bệnh nguy hiểm.

Hướng điều trị

– Việc điều trị bệnh dịch tả ở ngỗng sẽ được tiến hành theo 2 bước song song nhau:

Bước 1: Can thiệp ngay bằng vacxin dịch tả ngỗng; ngay vào ổ dịch, tiêm dưới da gáy cổ hoặc nách 3 liều vacxin cho 1 con ngỗng (3 liều vacxin pha vào 0,3ml nước cất).

Bước 2: Cho đàn ngỗng bị bệnh uống ngay một trong các toa thuốc sau:

Phác đồ 1: dành cho 100kg ngỗng ăn

+ T.Flox.C : 20g

+ T.cúm gia súc: 20g

+ Super- Vitamin :20g

+ Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g

4 loại thuốc trên trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày; liên tục trong 4 ngày.

Phác đồ 2:

+ T.Colivit : 20g

+ Anti- Gum: 20g

+ Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g

Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày; liên tục trong 4 ngày. Đối với 100kg ngỗng.

Phác đồ 3:

+ T.Avimycin : 20g

+ T.Cúm gia súc: 20g

+ Gluco.K.C.B2: 100g

Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày; liên tục trong 4 ngày. Đối với 100kg ngỗng.

Phòng bệnh

– Luôn chủ động tiêm phòng vắc xin cho ngỗng lần 1 lúc ngỗng đạt 12- 15 ngày tuổi; lần hai sau đó 30 ngày. Nếu ngỗng được nuôi làm giống thì phải tiêm lần 3 trước khi đẻ 15- 20 ngày. Tiếp sau đó tiêm định kỳ 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.

– Hạn chế chăn nuôi thả rông.

– Chủ động công tác vệ sinh chăn nuôi.

Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ đã mang đến cho quý bạn đọc, đặc biệt là những ai đang chăn nuôi ngỗng những thông tin bổ ích, để từ đó chúng ta kịp thời can thiệp, xử lý khi bệnh dịch tả ở ngỗng xảy ra.

Nguồn biotechviet.vn

Lê Dung

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *