Cách khắc phục tình trạng giảm đẻ trên vịt

mất:3 phút, 18 giây để đọc.

Bệnh giảm đẻ do virus Tembusu gây ra là căn bệnh tạo nên nhiều ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi gia cầm; đặt biệt là chăn nuôi vịt ở các quốc gia đông nam Á.

Hội chứng giảm đẻ ở vịt

Nguyên nhân

Tembusu là một chủng Virus flavirus mới, loại virus này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cả vịt giống và vịt đẻ trứng.

Đặc điểm dịch tễ

Mầm bệnh Flavivirus xuất hiện trên vật chủ là gia cầm bao gồm gà, ngỗng, vịt, chim sẻ và chim bồ câu; ngoài ra muỗi cũng là vật chủ mang mầm bệnh.

Độ tuổi thường mắc bệnh: bệnh xuất hiện ở vịt đang đẻ trứng và vịt khoảng từ 3 tuần tuổi trở lên.

Căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nó bùng phát đột ngột và lây lan nhanh chóng.

cach-khac-phuc-tinh-trang-giam-de-tren-vit

Triệu chứng

Vịt đẻ có dấu hiệu đặc trưng bởi giảm năng suất trứng. Lượng thức ăn của vịt đẻ trứng đột nhiên giảm xuống, nhiệt độ cơ thể tăng lên và tinh thần bị suy nhược.

Hiện tượng tiêu chảy phân xanh cũng thường xuyên xuất hiện trong đàn.

Vịt con có biểu hiện đặc trưng là viêm não, một số có biểu hiện đi lại bất thường, khó khăn hoặc bị liệt, biểu hiện thần kinh như quay, lắc đầu liên tục.

Tỷ lệ chết dao động từ 5 đến 15% tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu bội nhiễm có thể chết 30 – 50% đàn.

Vịt bệnh đứng không vững, hai chân dạng ra khi đi, chân co giật, đầu cổ co giật; dễ lăn ngã khi đi, ngã ngửa bụng hướng lên, chân bơi như vật vã, cuối cùng chết do kiệt sức.

Bệnh tích

Buồng trứng xuất huyết nặng, viêm buồng trứng và thoái hóa.

Bể nang trứng và gây viêm phúc mạc. ống dẫn trứng phù nề, xuất huyết.

Lách và gan sưng to. Gan nhạt màu hoặc có màu vàng, xoang bụng tích dịch màu vàng.

cach-khac-phuc-tinh-trang-giam-de-tren-vit

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích lâm sàng.

Xét nghiệm để tìm kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh của vịt bệnh ở phòng thí nghiệm.

Phòng, trị bệnh

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, khi phát hiện bệnh cần cách ly ngay những vịt bị bệnh ra khỏi đàn. Những vịt bị chết do bệnh nên đốt hoặc chôn sâu với vôi bột để tránh phát tán mầm bệnh.

Thực hiện định kỳ sát trùng 2 ngày/lần. Sát trùng trong chuồng lẫn bên ngoài chuồng. Sát trùng xe cộ, công nhân trước khi vào trại với thuốc sát trùng.

Tăng cường đề kháng cho vịt bằng cách bổ sung thuốc giải độc gan, thận, cấp bù chất điện giải và chống mất nước.

Để phòng bệnh, trong quá trình nuôi, cần tuân thủ quy trình tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ cho đàn vịt.

Cho ăn thức ăn cân bằng chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin.

Ngăn ngừa muỗi tiếp xúc và đốt vịt, ngăn ngừa chim sẻ, chim hoang dã, chuột vào chuồng nuôi.

Khi thời tiết thay đổi cần chủ động điều trị dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, Gluco K-C, Vitamin C. Phát quang những bụi rậm, khơi thông cống rãnh. Phun sát trùng chuồng trại định kỳ 1 – 2 lần/tuần.

Thực hiện nuôi theo phương thức “cùng vào cùng ra”, không nuôi các loài vịt khác nhau trong cùng một trại. Những nơi đang bị dịch bệnh, phải ngưng nhập vịt giống và ngưng tái đàn.

>> Hiện, bệnh này chưa có vaccine phòng bệnh lưu hành chính thức ở Việt Nam, vì vậy người nuôi cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh, định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

Theo tapchigiacam.vn
Nguyễn Thị Vĩnh
,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *