Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị bệnh hen khẹc ở gà

mất:3 phút, 10 giây để đọc.

Trong quá trình nuôi thì bệnh hen khẹc ở gà là bệnh hay gặp ở gà trong tất cả các lứa tuổi. Vây nguyên nhân và cách điều trị bệnh hen khẹc ở gà như thế nào? Đây là vấn đề được rất nhiều bà con chăn nuôi quan tâm.

Hen khẹc là biểu hiện của một số bệnh

Bệnh hen khẹc ở gà là biểu hiệu chung của các bệnh sau đây:

Trường hợp đầu tiên:

Bệnh CRD hay còn được gọi với một cái tên khác là viêm đường hô hấp mãn tĩnh. Trường hợp này gà bị hen khẹc liên tục. Bên cạnh đó gà còn bị chảy nước mắt. Ban đầu nước mắt lỏng chảy nhiều sau đó đặc và nếu lâu ngày có thể gây ra mù mắt. Gà bị tiêu chảy phân xanh lẫn trắng hay có thể gà bị viêm khớp.

Trường hớp thứ hai:

Xảy ra có khả năng gà bị IB hoặc còn gọi với cái tên là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Bệnh này cũng gây ra hiện tượng hen khẹc. Gà bỏ ăn, triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ, thận sưng to,… Trạng thái cơ thể gà giảm sút vô cùng nhanh. Nếu không kịp thời chữa trị tỷ lệ gà chết sẽ rất cao

Trường hợp thứ ba:

Trường hợp này có thể gà nhiễm viêm thanh phế quản truyền nhiễm. Bệnh này chủ yếu gặp ở gà có độ tuổi hậu bị, sinh sản mắc bệnh nhiều hơn. Gà cũng có triệu chứng hen khẹc nhưng kiểm tra ở mũi và miệng có dịch nhầy màu hồng. Kiểm tra vách tường hoặc nền chuồng có vệt mầu thâm đen.

Trường hợp thứ tư:

Gà có thể bi bệnh ORT hoặc được gọi là bệnh viêm đa xoang: Biểu hiện gà bị hen khẹc, đớp ngáp khí.

Trường hợp thứ năm:

Gà mắc bệnh Newcastle: Triệu chứng là gà bị hen khẹc, vảy mỏ, hay kêu toác. Diều thường chướng diều đầy hơi, khi dốc ngược gà lên có nước có màu xám và mùi hôi.

Nếu gà nhà bà con có triệu chứng bị hen khẹc thì tìm hiểu xem bị một trong năm trường hợp nêu trên để có thể điều trị đúng bệnh và kịp thời.

Cách điều trị

Sau đây là phác đồ điều trị tổng hợp cho tất cả các bệnh ở trên nếu gà bạn chỉ biết là hen khẹc:

Cho toàn đàn uống nước tỏi. 100 gam tỏi giã nhỏ pha với 10 lít nước. Gạn lấy nước trong cho gà uống, bã tỏi trộn lẫn với thức ăn cho gà ăn.

Tiếp theo là sử dụng kháng thể GUM tiêm cho đàn gà trong ba ngày liên tục. Liều lượng sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

Sau ba ngày tiêm kháng thể GUM sử dụng vaxcin ND-IB hòa với nước cho toàn đàn uống với liều lượng gấp hai lần tiêm phòng.

Đồng thời cũng sử dụng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm ví dụ như doxy 50 hoặc doxcy 75 hoặc tymycosin hoăc tetramycin. Một trong ba loại thuốc trên kết hợp với Flor 30 hoặc thiamphenicol 20% hoặc enrocin 10% trộn vào khẩu phần ăn hằng ngày. Cho ăn liên tục 5 đến 7 ngày và kết hợp với vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa giúp gà mau chóng hấp thụ và hồi phục.

Trên đây là chi tiết và nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hen khẹc ở gà. Bà con tìm hiểu  và áp dụng vào chăn nuôi để hạn chế thiệt hại khi dịch bệnh tới. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Xem thêm: Nguyên nhân và đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trên gà

Trích dẫn từ anhsaovet.com.vn

Mỹ Hẹn

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *