Biểu hiện và cách điều trị bệnh Cắn Mổ Nhau Ở Gà

mất:3 phút, 52 giây để đọc.

Gà cắn mổ nhau là hiện tượng rất thường xuyên trong chăn nuôi gà. Nhất là khi nuôi tập trung và nuôi công nghiệp. Gà trong đàn tự cắn mổ nhau dẫn đến xước da, chảy máy, trụi lông, gày gò lâu lớn, mẫu mã xấu. Hiện tượng cắn mổ nhau ảnh hưởng lớn đến năng suất và doanh thu trong chăn nuôi gia cầm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bà con chăn nuôi tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết triệt để hiện tượng này.

Những biểu hiện gà cắn mổ lẫn nhau.

Hiện tượng gà cắn mổ nhau xuất hiện gần hết  ở các loại gia cầm, thủy cầm nhưng nhiều nhất là ở gà. Biểu hiện: gia cầm bắt đầu rụng lông một cách bất thường. Ban đầu là lông cánh, lưng, cổ ngực rồi đến vùng đuôi và hậu môn. Còn có kèm theo là những vết xước trên khắp thân dẫn tới loét, nhiễm trùng.

Hậu quả của việc mổ cắn phụ thuộc vào điểm chúng rỉa. Từ trụi hết lông đến chảy máu, rách da, rách thịt. Nếu ở hậu môn thì chúng lôi cả ruột, ống dẫn trứng ra để ăn. Những gia cầm bị mổ chảy máu hay rách da, rách thịt  sẽ chết nếu không nhanh chóng tìm được nơi trú ẩn an toàn.

Thoạt đầu, chỉ có một số con rượt đuổi, cắn nhau. Khi vài con bị thương, sẽ kích thích cả đàn. Nếu không can thiệp nhanh chóng sẽ bùng phát trên cả đàn.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng cắn mỗ nhau

Nhóm 1:

Do thức ăn không đảm bảo, cho ăn không đúng cách gồm:

  • Đồ ăn thiếu chất hoặc thừa chất.
  • Mất sự cân đối giữa đạm, năng lượng, các nguyên tố vi lượng và vitamin.
  • Để gà, vịt, ngan đói quá hay khát quá (khoảng cách giữa các bữa ăn, bữa uống quá lâu).
  • Giai đoạn gia cầm đẻ sẽ cần đủ lượng và chất để bù đắp lại sự thiếu hụt do phải huy động nguồn dự trữ của bản thân cho sự hình thành và phát triển trứng. Nhưng nếu không được đáp ứng sẽ sinh ra mổ linh tinh.

Nhóm 2:

Do các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không được đảm bảo, mất cân bằng.- Ánh sáng quá thừa.
– Mật độ nuôi quá đông.
– Độ ẩm trong không khí cao, thông thoáng kém.
– Chất độn chuồng bị mốc, chuồng nuôi chứa nhiều khí độc như: H2S, NH3, CO2 gây ngạt hoặc kích thích phản xạ khó chịu.
– Tiếng ồn liên tục gây bứt rứt cho gia cầm.
– Chậm thu trứng, trong ổ đẻ hoặc trên dây chuyền trứng có nhiều trứng non, vỏ mềm, bị dập vỡ hoặc có dính máu đỏ gây hấp dẫn gia cầm khác.

Nhóm 3:

Vì nguyên nhân nào đó gây chảy máu, có màu đỏ trên cơ thể làm hấp dẫn các con khác đến rỉa như:

– Do đẻ trứng quá to (trứng 2 lòng) làm rách tử cung khiến chảy máu ở hậu môn hay lộn nội mạc tử cung ra ngoài.
– Do cầu trùng cấy ghép Coli bại huyết, ỉa ra máu, máu dính đít.
– Do chảy máu chân lông ống cánh, đuôi khi mắc bệnh thiếu máu truyền nhiễm, hay do một nguyên nhân khác.
– Do ngoại ký sinh trùng gây ngứa làm cho chính gà, vịt, ngan đó quay lại mổ rỉa và làm rách da, rách thịt, tự gây chảy máu.

Phương pháp điều trị

– Sau khi tìm rõ nguyên nhân, cần xử lý và thực hiện đồng thời các biện pháp sau:

+ Truy tìm những con bị mổ, cách ly và làm lành vết thương bằng cách bôi xanh Methylen vào chỗ bị mổ.
+ Phát hiện ra những con chuyên đi mổ, cắt mỏ và nhốt riêng vào chuồng khác.
+ Tách đàn, nên giảm mật độ nuôi nhốt càng thưa càng tốt.
+ Giảm cường độ ánh sáng. Thông gió cho chuồng trại thoáng mát, ấm áp.
+ Cho ăn uống đều ở các bữa.
+ Nếu có thể hãy hay chất độn, thường xuyên dọn dẹp chuồng nuôi.
+ Điều chỉnh lại chất lượng thức ăn.
+ Bổ sung liền 6g Super-Vitamin hoặc 6g Doxyvit. Thái/1kg thức ăn, cho ăn xuyên suốt 3 tuần.
+ Để trong chuồng hoặc ngoài sân chơi các chậu đá nghiền thành sỏi nhỏ, gạch non, cát vàng, vôi bột. Để chúng tự tìm kiếm và bù đắp Ca, P và một số chất khác.

Xem thêm: 5 Loại Bệnh Hay Gặp Và Cách Điều Trị Khi Chăn Nuôi Gà

Trích dẫn từ mayaptrunganhduong.com

Mỹ Hẹn

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *