Chim cút là một loại gia cầm được nuôi khá phổ biến ở nước ta. Cũng giống như các loại gia cầm khác, cút được nuôi để lấy trứng hoặc lấy thịt. Cút được xem là loại gia cầm cho ra năng suất trứng cao nhất. Do đó, việc nuôi cút cũng khá phát triển, bạn có thể làm chuồng để nuôi cút tại nhà. Việc nuôi loại gia cầm này cũng có thể thu về lợi ích kinh tế lớn. Chúng ta cần quan tâm đến kỹ thuật nuôi chim cút để có thể đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao. Do đó, cần chú trọng các vấn đề sau:
Những việc cần làm trước khi tiến hành nuôi chim cút
Môi trường sống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi chim cút. Nếu môi trường sống của chúng không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát của cút.
Nhiệt độ môi trường nuôi
Nhiệt độ tốt nhất cho cút non là từ 24-35oC; đối với cút đẻ thì nhiệt độ thích hợp là 18-25oC. Nếu nhiệt độ nằm ngoài các vùng nói trên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Lựa chọn giống chim cút
Khi chọn giống bạn nên tìm đến những chỗ uy tín. Sau đó chọn lấy những con khỏe mạnh, không dị hình dị tật, háu ăn, nhanh nhẹ,… Ngoài ra cần chú ý tỷ lệ đẻ, ấp nở nuôi sống cao và tăng trọng nhanh ổn định và đồng đều giữa các con.
Chuồng nuôi
Kích thước chuồng chim cũng khá đa dạng. Quy cách làm chuồng được khuyến nghị là:
- Kích thước chuồng: Diện tích chuồng nên là 1×0.5x2m và được làm làm bằng khung thép hoặc gỗ và lưới vuông 1x1cm. Kích thước lưới như này để chim vừa dễ di chuyển lại tiện đi vệ sinh hơn. Mỗi chuồng với kích thước như vậy có thể nuôi được 20 đến 25 con.
- Chuồng nên có độ dốc chừng 3 độ để trứng lắn không bị vỡ.
- Nóc chuồng cần được làm bằng vật liệu mềm mại.
- Nếu nuôi số lượng lớn thì bạn xếp các chuồng lên nhau. Mỗi chuồng cách nhau 10cm đủ để vỉ hứng phân và chim đi vệ sinh.
- Máng thức ăn và nước uống cần được làm bằng vật liệu dẻo và có kích thước là dài 0.5m, rộng 5cm, cao 5cm.
Kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản đạt năng suất cao
Thức ăn cho chim cút
Vì mỗi ngày chim cút ăn tầm 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ được 1 quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể) nên thức ăn cho chim cần đảm bảo đủ yêu cầu dinh dưỡng cho chim. Đặc biệt là đạm, các chất khoáng và tinh bột.
Bạn nên cho chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Nếu khi chim đẻ thì phải thu gom trứng ngay để tránh trứng bị vỡ. Sau đó tiến hành bảo quản an toàn để tiếp tục nhân giống.
Mỗi con cần đảm bảo từ 50 đến 100ml nước sạch mỗi ngày. Bạn có thể pha thêm vitamin vào nước cho chim uống để tăng cường sức khỏe.
Thức ăn cho cút cần đầy đủ chất dinh dưỡng
Vệ sinh chuồng nuôi
Do tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh mẽ nên bạn không thể chủ quan khi nuôi chim được. Bạn cần chú ý giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Chăm sóc chim cút từng giai đoạn
Có 3 giai đoạn cần chú ý để chăm sóc chim cút:
- Cút con (1-25 ngày): khi chim con mới nở thì phải được sưởi ấm ngay. Nhiệt độ sưởi trong tuần đầu là 34 độ và mỗi tuần giảm chừng 3 độ. Sau 4 tuần thì kết thúc. Môi trường chăm chim non cần đảm bảo ấm áp và luôn khô thoáng. Thức ăn cho giai đoạn này là can62 giàu đam và vitamin.
- Cút thịt (25-30 ngày):Giai đoạn này bạn cần vỗ béo nên thức ăn sẽ giàu tinh bột và ít đạm. Bạn cho chim ăn tự do cả ngày và đếm. Đến 40 ngày tuổi thì mang đi bán.
- Cút sinh sản: Thức ăn cho chim loại này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để chim có thể đẻ đều. Trung bình mỗi ngày chim đẻ 1 quả nên bạn cần nguồn thức ăn đủ để bù lại chỗ đó. Trung bình cút mái ăn 25g 1 ngày.
Trứng của chim cút
2.4 Phòng bệnh ở chim cút
Loại chim này mặc dù có sức đề kháng rất mạnh nhưng việc phòng ngừa bệnh cho chim cũng cần được thực hiện đầy đủ và được quan tâm. Bạn cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại và giữ môi trường khô ráo, nhiệt độ ổn định. Hạn chế chím tiếp xúc với đàn lạ.
Chim cút hay mắc bệnh newcastle, ngộ độc thức ăn, sưng mắt, bại liệt, suy dinh dưỡng. Do đó, khi đàn cút của bạn gặp phải tình trạng này cần phải tham tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ thú y để lựa chọn thuốc hay phương pháp chữa trị hợp lý cho chúng.
Xem thêm các thông tin khác tại đây.
Trích dẫn từ wikiohana.net
Lê Sơn