Một số thông tin về cúm gia cầm mà người chăn nuôi nên biết

mất:3 phút, 8 giây để đọc.

Trong quá trình chăn nuôi, ắt hẳn bà con nông dân không thể không gặp phải các dịch bệnh trên các gia cầm, gia súc của mình. Và đây luôn là vấn đề gây đau đầu cho những người chăn nuôi. Chắc bạn đã từng nghe dịch cúm gia cầm H5N1 – một đại dịch gia cầm lịch sử, đã khiến biết bao người khốn đốn. Hiện nay, tin tức về cúm gia cầm đang dần xuất hiện trở lại và khiến cho người chăn nuôi không khỏi lo lắng. Cách tốt nhất vẫn là phải phòng ngừa sự lây lan và xuất hiện của virus gây bệnh.

Để giúp các bạn đọc có thể biết thêm về các dấu hiệu, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị cúm gia cầm thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bà con nông dân có thể hiểu hơn về cúm gia cầm và biết được phương pháp điều trị phù hợp.

Các dấu hiệu và triệu chứng của cúm gia cầm ở gia cầm

Cúm gia cầm là một căn bệnh gây ra bởi virus cúm loại A, có thể lây nhiễm cho cả gia cầm hoang dã và gia cầm nuôi.

Có hai loại virus cúm lâm sàng ở gia cầm: nguy cơ gây bệnh cao (HP) và nguy cơ gây bệnh thấp (LP). Các chủng cúm gia cầm của HP có thể lây lan nhanh chóng giữa các đàn gia cầm và có thể gây ra suy đa tạng và tỷ lệ tử vong cao, đột ngột. Các chủng LP của cúm gia cầm hình thành như nhiễm trùng không triệu chứng, bệnh hô hấp hoặc giảm sản xuất trứng.

 

Các biểu hiện của triệu chứng cho thấy sự xuất hiện của bệnh cúm trên gia cầm là:

  • Chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào
  • Yếm thịt (phần ức gà), mào, chân chuyển sang màu tím
  • Đầu, mí mắt, mào, yếm thịt, hông bị sưng
  • Vỏ trứng mềm hoặc biến dạng
  • Giảm sản lượng đẻ trứng
  • Thiếu năng lượng, giảm ăn và không linh hoạt
  • Bị tiêu chảy
  • Chảy nước mũi
  • Ho hoặc hắt xì
  • Xù lông

Phương pháp điều trị cúm gia cầm ở gia cầm

Tốt nhất là có một hệ thống giám sát tại chỗ; các biện pháp an toàn sinh học để phòng ngừa.

Trong trường hợp phát hiện bệnh, chính sách loại bỏ thường sử dụng để kìm hãm, đẩy lùi dịch bệnh. Khi xây dựng chính sách tiêu hủy, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) khuyến nghị:

  • Tiêu hủy một cách đúng đắn và an toàn tất cả các động vật bị nhiễm bệnh và phơi nhiễm.
  • Xử lý phù hợp xác của gia cầm và tất cả những thứ liên quan.
  • Giám sát và truy vết gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc bị phơi nhiễm.
  • Cách ly và kiểm soát chặt chẽ đối với sự di chuyển của gia cầm; và bất kỳ phương tiện nào có nguy cơ.
  • Khử trùng triệt để các cơ sở bị nhiễm bệnh
  • Cần chờ tối thiểu 21 ngày trước khi tái đàn.

Tiêm phòng có thể là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ các chương trình tiêu diệt virus nếu được sử dụng cùng với các phương pháp kiểm soát khác. Sử dụng vắc-xin khẩn cấp để giảm tốc độ truyền bệnh có thể là giải pháp thay thế cho việc tiêu hủy sớm, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh của đàn gia cầm khỏe mạnh khác.

Xem thêm các thông tin về nông nghiệp khác tại đây.

Trích dẫn từ www.alltech.com
Lê Sơn 

, , ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *