Sài Gòn là nơi quy tụ nhiều nền ẩm thực từ bún ở khắp nơi trên cả nước; trong đó nổi bật hơn hẳn có món bún măng vịt ăn một lần là khó quên. Đây là một trong những món ăn mà du khách khi ghé thăm Sài Gòn đều muốn được thưởng thức.
Bún măng vịt là món ăn nhìn thì đơn giản nhưng đòi hỏi sự tinh tế khi chế biến. Vì để có thể tạo ra hương vị thơm ngon hấp dẫn; cần có sự hòa quyện khéo léo của vị chua thanh từ măng với vị ngọt thanh của thịt vịt. Chính vì vậy; món ăn này không chỉ có vị ngon đặc sắc; mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao; thường được ăn trong những ngày thời tiết ẩm ương; để bồi bổ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thật tình mà nói thì thịt vịt thuộc loại nguyên liệu khó chế biến; vì vậy để có thể nấu được món bún măng vịt có hương vị ngon thanh mát, thơm nức lòng; đòi hỏi đầu bếp phải biết cách xử lý thịt vịt không còn mùi hôi. Tuy nhiên; tin rằng với công thức nấu bún măng vịt dưới đây; chị em nội trợ có thể dễ dàng chế biến ra món bún thơm ngon đúng điệu. ngay tại nhà.
Nguyên liệu nấu món bún măng vịt
– 1 con vịt nặng khoảng 1.2kg
– 300g măng tươi
– 2 củ tỏi
– 3 củ hành tím
– 3 nhánh sả
– 1 nhánh gừng
– 2 trái chanh
– 2 quả ớt
– 1kg bún tươi
– 100g hành lá, rau mùi
– Rau sống ăn kèm: Rau muống chẻ, bắp chuối thái lát, rau thơm, rau quế, giá đỗ
– Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu bột, dầu ăn, rượu trắng, nước mắm.
Cách nấu bún măng vịt ngon nhìn thôi đã thèm
Bước 1: Măng cho vào nồi luộc khoảng 5 – 7 phút. Sau đó phi thơm hành tím với một chút dầu ăn, cho măng vào xào sơ, nêm ½ muỗng hạt nêm.
Bước 2: Cho măng vào nồi nước dùng luộc vịt đun thêm khoảng 3 – 5 phút, thêm vài lát gừng thái mỏng, đun nhỏ lửa và nêm gia vị cho vừa miệng.
Bước 3: Rửa sạch vịt với rượu trắng để khử mùi hôi, sau đó rửa lại bằng nước lạnh rồi để ráo. Cho vịt vào nồi, thêm 2 – 3 nhánh sả đập dập, đổ nước ngập vịt rồi luộc chín. Thỉnh thoảng dùng đũa cắm vào phần đùi vịt nếu không thấy nước đỏ chảy ra có nghĩa là vịt đã chín, vớt ra để nguội.
Bước 4: Rau sống các loại rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
Bước 5: Chặt vịt thành miếng vừa ăn. Bún chần sơ qua nước sôi, cho vào bát, xếp thịt vịt, măng lên trên cùng ít hành lá, rau mùi cắt nhuyễn rồi chan nước dùng đầy bát và thưởng thức.
Bước 6: Bạn hòa tan: 2 muỗng cà phê đường, 4 muỗng cà phê gừng giã nhuyễn, 3 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê ớt băm trộn đều để làm nước chấm với thịt vịt.
Bí quyết để sơ chế thịt vịt không còn mùi hôi
– Để món vịt không bị hôi; trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập; rượu trắng; để chừng 30 phút rồi rửa sạch; để ráo; đem luộc. Hoặc bạn có thể hòa muối và giấm với nhau xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài vịt nhiều lần để khử mùi hôi.
– Thủ phạm gây nên mùi hôi tanh cho thịt vịt chính là phần phao câu vì thế khi làm vịt, bạn nên bỏ phao câu đi.
– Để luộc vịt nhanh mềm, trước khi đun, bạn ngâm vịt vào nước lạnh có pha chút giấm khoảng 1 tiếng, sau đó đun nhỏ lửa, như vậy thịt vịt sẽ mau mềm và ngon hơn nhiều.
Theo daotaobeptruong
Kim Khánh