mất:3 phút, 56 giây để đọc.
Derzsy’s là căn bệnh do Parvovirus gây ra, biểu hiện của bệnh là gây ra hiện tượng còi cọc, rụng lông, ngắn mỏ ở Vịt – Ngan.
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh do Parvovirus, mang họ Parvoviridae. Ở môi trường 4º C loại virus này có thể tồn tại nhiều năm; chúng sống được khoảng 2 đến 3 tuần ở phân động vật và rác chuồng trại; bị tiêu diệt ở môi trường 56º C.
- Bệnh này thường xuất hiện ở ngan, vịt lai ngan, ngỗng và các giống vịt siêu thịt. Đặc biệt chúng lây lan một cách nhanh chóng qua những đàn vịt Grimaud được nuôi cùng ở trại hay lứa sau mà không thực hiện đúng khâu sát trùng chuồng trại, tiêu độc, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi…
- Với đàn vịt dưới 5 tuần tuổi bệnh có tác động mạnh và gây ra tỷ lệ chết rất cao ở gia cầm khoảng từ 8 đến 15 ngày tuổi. Ở ngan, ngỗng từ 1 đến 3 tuần tuổi bị bệnh viêm ruột, viêm đường hô hấp, viêm gan, viêm cơ tim…Ngan, ngỗng từ 2 đến 3 tháng tuổi bị bệnh thể thần kinh.
- Bệnh truyền dọc: do vịt ngan, ngỗng bị bệnh truyền virus qua trứng. Ngan ngỗng cái mang virus sau 3 năm.Bệnh cũng lây truyền qua đường tiêu hoá do thuỷ cầm ăn uống phải virus.
Triệu trứng của bệnh Derszy’s
- Thời gian ủ bệnh: 3 – 5 ngày. Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh biểu hiện qua 3 thể khác nhau: Quá cấp tính, cấp tính, á cấp tính và mạn tính.
Thể quá cấp tính:
- Thường xảy ra ở ngan, ngỗng non 1 – 3 tuần tuổi chết đột ngột, không rõ triệu chứng.
Thể cấp tính:
- Con vật bỏ ăn sốt cao (Tăng nhiệt (45 – 46ºC), chảy dịch mũi, nước mắt liên tục; thở khó, khẹc mũi.
- Ỉa chảy, phân trắng xanh, có mùi tanh, dính bết hậu môn, nằm bệt và chết 100% sau 2 – 5 ngày.
- Tỷ lệ chết ở vịt, ngan, ngỗng 2 – 3 tuần tuần tuổi có thể dưới 10%, mặc dù mức độ nhiễm bệnh có thể cao
- Tỷ lệ chết còn phụ thuộc vào việc kiẻm soát các bệnh nhiễm trùng kế phát do vi khuẩn, nấm hoặc virus.
Thể á cấp tính:
Thể bệnh này thường gặp ở những vịt ngan già hoặc trưởng thành, xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng kéo dài hơn:
- Ban đầu con vật biểu hiện chán ăn, chảy nước và yếu cơ di chuyển miễn cưỡng.
- Có dịch ở mắt và mũi. Mí mắt sưng và có màu đỏ.
- Tiêu chảy phân trắng có thể thấy rõ ở nhiều loài thuỷ cầm
- Lưỡi và xoang miệng phủ màng giả firbin
- Con vật sống sót qua giai đoạn cấp tính có thể song sót, nhưng bệnh kéo dài hơn.
- Xương giòn, dễ gãy và bại liệt
Thể mãn tính:
- Trong đàn, có nhiều con còi cọc, mỏ ngắn, thè lưỡi, chân đứng không vững do bị dị dạng.
- Mất lông (lông) quanh lưng và cổ, và đỏ da rõ rệt.
- Chất lỏng ascitic có thể được tích tụ trong bụng, khiến cho những con vật đứng trong tư thế giống chim cánh cụt
- Vịt phân đàn mạnh, độ đồng đều rất thấp.
Biện pháp phòng và can thiệp
Biện pháp phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng Vacxin nhược độc tiêm vào xoang bụng cho vịt, ngan, ngỗng con một ngày tuổi, sau 21 ngày tiêm nhắc lại lần 2.
- Đối với ngan, ngỗng sinh sản cần tiêm vacxin vô hoạt vào bắt đầu mùa đẻ trứng và giữa kỳ đẻ trứng. Miễn dịch kéo dài từ 6 – 8 tháng.
- Phát hiện sớm ngan, ngỗng bệnh để loại khỏi đàn
- Vệ sinh phòng bệnh: giữ sạch nguồn nước, thức ăn và đảm bảo chuồng trại, nơi chăn thả không bị ô nhiễm.
- Giảm các yếu tố Stress với ngan, ngỗng con (điều kiện thời tiết, dinh dưỡng và thức ăn, điều kiện chăn thả…)
- Không nhập ngan, ngỗng từ các khu vực có bệnh lưu hành.
Biện pháp can thiệp
Đây là bệnh không có hoá dược điều trị bệnh. Có thể điều trị bằng kháng huyết thanh sớm cho vịt, ngan, ngỗng bị bệnh.
Tiến hành tách lọc vịt có biểu hiện lâm sàng, chăm sóc
Điều trị triệu chứng
- Hạ sốt: Sử dụng paracetamol hạ sốt cho toàn đàn
- Xương giòn, dễ gẫy, bại chân: Lưu ý bổ sung khoáng chất, đặc biệt là Ca, P… trong quá trình can thiệp.
- Trợ sức, trợ lực: Bổ sung các vitamin tổng hợp, khoáng chất, men tiêu hoá (kích thích mọc lông, sinh trưởng…)
Theo nhachannuoi.vn
Nguyễn Thị Vĩnh