Dịch bệnh là mối nguy cơ lớn đối với nhiều hộ chăn nuôi. Đặc biệt trong chăn nuôi gà, bởi gà thường bị dịch theo đàn dễ dẫn tới chết hàng loạt. Sau đây là 5 bệnh dễ diến biến thành dịch nhất khi chăn nuôi gà.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà
Biểu hiện của bệnh: gà thở khò khè, y như bị sổ mũi và phát ra tiếng mà chúng ta có thể nghe thấy thường xuyên, phần đầu và mặt có sưng. Đây là căn bệnh truyền nhiễm, chính vì thế khi thấy gà bị bệnh cần cách ly ngay với đàn.
Phương pháp trị bệnh:
Với bệnh tụ huyết trùng, phòng bệnh là một biện pháp tích cực, mang đến hiệu quả lớn. Tiêm phòng định kỳ liều kháng sinh nhẹ: Tetracilin 250 g/tấn thức ăn, hoặc Furazolidon 300 g/tấn thức ăn, liên tục cho gà ăn trong 5 ngày.
Bổ sung chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn có chất lượng cao, gà nuôi thả tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Gà ốm có thể điều trị : S treptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng hoặc Chlortetracyclin 40 mg/kg thể trọng gà.
Bệnh cầu trùng
Gà mắc bệnh cầu trùng có nguy cơ chết cao. Gà bị bệnh ốm yếu, sệ cánh, biếng ăn, đi lại không vững, hậu môn có lẫn máu. Gà bị bệnh có thể chết ngay sau 2 đến 7 ngày.
Phương pháp trị bệnh:
Dùng các loại thuốc: Rigecoccin, EsB3 Coccistop-2000, Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Dùng thuốc Rigecoccin, Furazolidon trộn lẫn vào thức ăn 35-40 g/tạ. Hay trộn với cơm viên lại đút cho gà ăn ở gia đình cho đến lúc khỏi bệnh.
Bệnh bạch lỵ thương hàn
Bệnh bạch lỵ còn được gọi là bệnh ỉa cứt trắng, đây là bệnh truyền nhiễm lây lan ở gia cầm. Gà nhiễm bệnh sẽ ủ rũ, xoắn cổ, gác mỏ, bụng sình to, chướng lên, đi lại khó khăn, phân gà thường có màu trắng, loãng.
Phương pháp điều trị:
Cách ly chuồng trại và dùng thuốc Ampicolin 1gam/2lit, bcomplex, men tiêu hóa ( thời gian dùng tuốc là 7 ngày đến 10 ngày) cho gà
Gà bị khô chân
Gà bị khô chân là bệnh thường gặp ở cả gà lớn và gà con. Dấu hiệu gà bị bệnh là bỏ ăn, mất nước, gầy gò, chân và co quắt lại.
Phương pháp điều trị:
Khử trùng chuồng trại sạch sẽ, dùng kháng sinh Enroseptyl-A và các chất điện giải để nâng cao chất đề kháng cho gà. Với gà nhiễm bệnh bà con nên cho gà uống Dizavit-plus, 2g/1 lít nước.
Giun sán
Gà mắc giun sáng sẽ tự nhiên bị còi cọc, xơ xác, chậm chạp, trong thời gian dài gà ăn nhưng không lớn, kèm theo biểu hiện phân loãng có máu. Có thể dễ dàng thấy nhiều đốm trắng trong phân.
Phương pháp điều trị:
Lập tức cách ly những con gà bị bệnh để phòng hiện tượng ấu trùng phát tán ra rộng. Dùng thuốc đặc hiệu Arecolin hoặc Bromosalaxilamit chuyên diệt sán, đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo liều lượng.
Dịch bệnh làm cho thiệt hại kinh tế lớn với những hộ chăn nuôi gà. Đôi khi dẫn đến phá sản. Chính vì thế khi phát hiện gà có dấu hiệu không bình thường. Bà con cần gấp rút cách ly gà bệnh với gà khỏe. Sau đó điều ngay bằng những loại thuốc đặc hiệu. Với những bệnh nguy hiểm ở gà bà con cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y để có những phương án điều trị thích hợp
Xem thêm: Bệnh ở gà
Trích dẫn từ mayaptrunganhduong.com
Mỹ Hẹn