Phương pháp nuôi vịt trứng Khaki Campbell

mất:4 phút, 0 giây để đọc.

Đặc điểm giống vịt Khaki Campbell

Được nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới, Khaki Campbell là giống vịt chuyên trứng; được nhập vào Việt Nam từ năm 1990. Vịt chuyên trứng Khaki có ngoại hình nhỏ, bộ lông màu khaki, chân và mỏ màu xám, một số con thì chân và mỏ có màu da cam.  Việc nuôi giống vịt này đã đạt kết quả tốt ở nhiều nơi trên cả nước như trung du, ven biển miền núi, đồng bằng.

Vịt từ 140 đến 145 ngày tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng.

Khi đẻ, vịt có khối lượng từ 1,6 đến 1,8kg. Con trưởng thành có khối lượng từ 1,8 đến 2kg/con.

Năng suất trứng bình quân của một con vịt mái Khaki là 260 đến 300 quả một năm. Cá biệt có những đàn đạt đến 320 quả/năm.

Khối lượng trứng trung bình từ 65 đến 70g/quả.

Vịt thích hợp với phương thức nuôi chăn thả kết hợp xen canh lúa vịt, cá-vịt. Ngoài ra có thể nuôi khô theo phương thức nuôi công nghiệp, nuôi khô trên vườn cây.

phuong-phap-nuoi-vit-trung-khaki-campbell

Kỹ thuật nuôi

Chuồng nuôi:

Đảm bảo thoáng, sạch, có chất độn chuồng bằng phoi bào hoặc trấu khô, hoặc rơm, rạ không bị hôi, mốc.

Nhiệt độ nuôi thích hợp:

28-320C (trong 3 ngày đầu) và giảm dần xuống.

20-220C từ ngày thứ 10 trở đi.

Dụng cụ chăn nuôi dùng cho vịt khaki Campbell đơn giản như: Máng ăn, máng uống hoặc sử dụng mẹt tre, tấm ny lông thay cho máng ăn, máng uống: cót quây vịt, vây ràng.

Thức ăn:

Dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc tốt nhất dùng gạo lứt hoặc ngô mảnh nấu chín, thóc luộc (giai đoạn vịt nhỏ), thóc sống (giai đoạn vịt lớn) trộn thêm bột cá nhạt, đậu tương rang hoặc cua, ốc, tôm, tép, Premix, vitamin…

Thức ăn đảm bảo:

0-3 tuần: Protein: 20%, năng lượng 2.900 Kcal

4-8 tuần: Protein: 17%, năng lượng 2.900 Kcal

9-18 tuần: Protein: 14%, năng lượng 2.900 Kcal

19 tuần trở lên: Protein: 17%, năng lượng 2.700 Kcal.

Cho ăn:

1 -7 ngày tuổi cho ăn 80- 100 gam/con/tuần.

8- 14 ngày tuổi cho ăn 250-300 gam/con/tuần.

Tập cho vịt lội nước.

15-21 ngày tuổi cho ăn 400-450 gam/con/tuần và tập cho ăn thóc luộc. Khi vịt quen ăn thóc đuổi đi chăn thả trên đồng và cho thêm thức ăn bổ sung.

22-70 ngày tuổi lượng thức ăn cần cho vịt 74 gam/con/ngày.

70-90 ngày cho ăn bổ sung 60-65 gam/con/ngày.

90-120 ngày cho ăn hổ sung 80- 90gam/con/ngày.

120- 140 ngày cho ăn bổ sung 100- 110 gam/con/ngày

140 ngày trở đi cho ăn bổ sung 120- 130gam/con/ngày.

Thúc đẻ bằng cua, ốc, đầu tôm, chăn thả tự do, và cho ăn thêm 120-130gam thóc/con/ngày, luôn đảm bảo nước uống sạch và đủ.

phuong-phap-nuoi-vit-trung-khaki-campbell

Chương trình phòng bệnh

– Phải thực hiện ngiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh.

– Có hàng rào bao quanh cơ sở chăn nuôi, trước cửa phòng nuôi phải có hố khử trùng bàng Formanlin hoặc vôi bột.

– Những người không có trách nhiệm với đàn vịt không được phép vào ra khu vực chăn nuôi. Công nhân chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật phụ trách và bác sỹ thú y trực tiếp mới được vào chuồng nuôi. Người tham quan phải được phép hướng dẫn của bác sỹ thú y, khi vào tham quan phải có ủng và mặc quần áo bảo hộ thú y.

– Trong chuồng nuôi chỉ nên có 2 đàn cách nhau 2 – 5 ngày tuổi.

Chuyển chuồng

Trong một cơ sở chăn nuôi cần có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Vịt nhập về phải nuôi ở khu cách ly từ 15 – 20 ngày và giữ đúng các nguyên tắc thú y quy định.

Xử lý vịt ốm chết

Vịt ốm và yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, xác vịt chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

Lịch tiêm phòng và uống thuốc phòng

– Tiêm phòng dịch tả phải làm nghiêm túc : sau 15 ngày tuổi, sau 45 ngày tuổi nên tiêm nhắc lại, sau đó cứ  6 tháng tiêm 1 lần,

– Từ 2 – 3 tháng nên dùng kháng sinh đề phòng các bệnh Salmonella, tụ huyết trùng và các bệnh khác tuỳ theo thời tiết và tình trạng sức khoẻ đàn vịt.

Theo traigiongthuha.com

Nguyễn Thị Vĩnh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *