Kỹ thuật làm chuồng ngỗng cho hộ nuôi gia cầm tại gia

mất:3 phút, 15 giây để đọc.

Bài viết này traiga365 sẽ mách bạn những kỹ thuật làm chuồng ngỗng cho hộ nuôi gia cầm tại gia đúng chuẩn nhất. Bạn đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!

Xu hướng nuôi ngỗng

Ngỗng cũng như vịt hay ngan, là loại gia cầm được nuôi nhiều trong hộ dân. Vì tính kinh tế cuả ngỗng khá cao. Nên ngỗng thường nuôi để lấy thịt, bán hoặc có nhiều hộ sử dụng ngỗng thay vật nuôi canh nhà. Vì tập tính là loại sống theo đàn, thường với đàn quy mô nhỏ; số lượng ngỗng sẽ từ 10 – 20 con. Nhà nào có quy mô lớn hơn thì từ 50 – 100 con trở lên.

Ngỗng cũng mang lại tính kinh tế cao, đó cũng là lý do nuôi ngỗng cũng dần trở thành xu thế. Tuy nhiên, không có quá nhiều hộ dân có đầy đủ kiến thức về việc xây dựng chuồng; cũng như chăm sóc loại gia cầm này một cách phù hợp. Vì chuồng ngỗng cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chăn nuôi và thu hoạch. Nếu không có cách bố trí chuồng phù hợp, có thể khiến ngỗng chết và thất thoát nặng.

Kỹ thuật làm chuồng ngỗng

Nuôi ngỗng cỏ hay ngỗng sen phân bố rộng rãi khắp cả nước. Ngỗng cỏ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Ngỗng có 2 loại hình chính là loại hình lông trắng và lông xám. Ngoài ra còn có ngỗng loang xám trắng do sự pha tạp giữa 2 loại trên.

Kỹ thuật thiết kế làm chuồng chăn nuôi ngỗng: Trong tuần đầu có thể úm ngỗng con trên nền hoặc trên sàn trong chuồng nuôi sao cho đảm bảo đủ ấm, an toàn cho ngỗng. Chuồng ngỗng đơn giản, có thể dùng cót ép, mành mành cao khoảng 40 – 50 cm quây ngỗng lại, dưới nền lót trấu, rơm hoặc cỏ khô giữ ấm chân cho ngỗng.

Nhiệt độ

Cần thiết trong 5 ngày đầu là 30 – 31°C, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hoặc lúc trời mưa gió nên dùng bóng đèn tròn sưởi ấm cho ngỗng. Đặc biệt chú ý trong 3 ngày đầu tiên, bóng đèn cao cách lưng ngỗng khoảng 30 cm. Sau 5 ngày ngỗng con đã có thể thả ra sân chơi hay vườn cỏ trong những giờ nắng ấm, lưu ý trong 4 tuần đầu giữ không để ngỗng con bị ướt lông dễ bị lạnh gây cúm chảy nước mắt mũi và làm chết ngỗng.

Mật độ

Trong tuần đầu 20 – 25 con/m2 nền chuồng, úm trên lồng có thể nuôi ở mật độ 40 con/m2. Ngỗng lớn rất nhanh trong giai đoạn này nên sau 1 tuần phải nuôi giãn mật độ và cho ra sân chơi hay bãi cỏ như vậy mới tránh được hiện tượng mổ lông nhau. Ngỗng có thể đẻ trứng từ 3 – 4 năm. Nếu điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì ở các năm tiếp theo ngỗng mái không giảm sút nhiều sức đẻ ở các năm tiếp theo. Chọn được ngỗng hậu bị tốt sẽ quyết định đến sự thành bại của đàn ngỗng sinh sản. Có 2 cách để gây giống hậu bị.

Máng ăn

Người ta thường trải thức ăn trên khay, nia hay mẹt có khoảng rộng cho ngỗng đứng ăn, như vậy thức ăn đỡ rơi vãi hơn so với cách trải thức ăn trên nền chuồng. Cần dự trữ ngô, thóc từ đầu vụ cho đàn ngỗng hậu bị và sinh sản. Cần 45 – 50kg thóc hoặc ngô/ngỗng.

Máng uống

Rất quan trọng, đảm bảo luôn có nước sạch cho ngỗng con uống. Hiện nay loại bình uống tự động cũng đã phổ biến, mỗi bình có thể sử dụng cho 80 -100 ngỗng con, 60 – 70 ngỗng lớn.

Nguồn: Gathavuon.net

Phương Uyên

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *