Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chăn nuôi giống gà đông Tảo thuần chủng đúng cách? Liệu rằng có những lưu ý nào để nuôi và thu hoạch giống gà thuần chủng này hiệu quả nhất? Có những lưu ý nào về cách làm chuồng nuôi gà đông tảo thuần chủng khác so với các giống gà đã được lai? Bài viết này traiga365 xin phép chia sẻ đến bạn một số mẹo nhỏ cùng kỹ thuật chuẩn xác để thu hoạch; gà đông tảo tốt nhất nhé! Đừng bỏ qua bài viết hữu ích trên bạn nha!
Gà Đông Tảo thuần chủng tại Việt Nam
Gà Đông Tảo thường được biết đến như giống gà quý hiếm ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại gà đông tảo lại không có giá mức giá cạnh tranh như trước. Thông thường Đông Tảo chỉ còn được bán với mức giá từ 400.000 VNĐ đến hơn 600.000 VNĐ/ một con. Nói là như vậy, các hộ gia đình vẫn mong muốn đạt được lợi ích kinh tế từ việc nuôi loại gà này. Nhưng có một điều đáng buồn đó là, gà đông tảo hiện tại đã được lai giống khá nhiều. Giống gà thuần chuẩn hiện tại có khá ít chủ hộ nuôi.
Để có thể nuôi được giống gà quý hiếm và cổ truyền này thì bà con cần phải biết cách nuôi gà sao cho khỏe mạnh và phát triển tốt. Hôm nay, trong bài viết này chúng tôi xin được đưa ra một số kỹ thuật nuôi gà Đông tảo thuần chủng giúp bà con chăn nuôi tốt hơn.
Lưu ý chung cần ghi nhớ khi làm chuồng nuôi gà đông tảo thuần chủng
Để có thể nuôi được giống gà quý hiếm này đạt chất lượng cao; bà con có thể nuôi theo cách thả vườn hoặc nuôi nhốt theo quy mô công nghiệp. Nhưng cách tốt nhất; thì bà con nên nuôi thả vườn bởi giống gà chân to này là loại gà rất hoạt bát. Chúng sẽ lớn nhanh hơn khi thả vườn. Hơn nữa việc nuôi thả vườn thì sẽ mang lại chất lượng thịt ngon hơn, gà sẽ to khỏe hơn.
– Khi làm chuồng cho gà thì bà con cần lưu ý chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị đọng nước. Tốt nhất bà con nên xây nền cao hơn so với mặt đất và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ.
– Nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt bà con nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau; đảm bảo cả đàn gà đều phát triển đồng đều.
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh bệnh dịch. Bà con có thể dùng thuốc khử trùng chuồng trại có bán ở các nhà thuốc thú y để phun – xịt, xác khẩu 2 tuần 1 lần.
Cách làm lồng úm cho gà con mới nở
– Làm lồng úm cho gà mới nở chú ý giữ kín gió và không để gà bị lạnh.
– Lồng úm gà có kích thước cho 100 gà con: 2m x 1m x 0,5m. Cần bao quanh kín lồng úm và đặt đèn chiếu sáng hợp lí giúp chuồng gà luôn ấm, tránh gà bị nhiễm bệnh. Lồng úm cần phải tránh được gió lùa vào để gà không nhiễm lạnh. Gà mới nở cơ thể còn yếu và lông tơ ít, nên khả năng nhiễm bệnh và chết dần cao hơn với các giống gà khác. Nên cần chú ý trong khâu làm lồng úm.
– Trước khi cho gà mới nở vào lồng úm, lồng úm phải được sát khuẩn bằng thuốc sát khuẩn và vệ sinh chuồng sạch sẽ hơn.
Cách làm chuồng nuôi gà đông tảo thuần chủng đang phát triển
– Nơi làm chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát, tránh mưa gió tạt vào quá nhiều và tránh chim chuột vào ban đêm.
– Xây nền chuồng cao hơn nền mặt đất giúp tránh mưa ngập và khí lạnh từ đất, đồng thời phủ lớp trấu lên nền chuồng cho gà ngủ được ủ ấm.
– Xây vách chuồng nên xây cao lên khoảng 0.5 m, dùng gạch xây cho chắc chắn. Để ngăn gà không bay qua lại giữa các ô chuồng nên dựng vải nilon trên trần ô chuồng. Dựng lưới nilong lên cao khoảng 3m trở lên là tốt nhất.
– Dựng sào đậu cho gà ngủ. Sào đậu cần cách nền chuồng khoảng 40 -50 cm, mỗi sào cách nhau 50 cm, cách tường khoảng 25cm. Sào đậu cho gà làm từ tre hoặc nứa là tốt nhất.
– Các máng ăn và uống phải đặt xen kẽ nhau. Với máng uống có thể đặt một đường ống dẫn nước từ một bình nước khoảng 3 – 4 lít nước cho chảy nhỏ giọt xuống máng cho gà uống. Như vậy không cần phải tiếp nước quá nhiều cho gà. Chiều dài máng khoảng 10cm.
Nguồn: may3a
Phương Uyên