Hướng dẫn chọn giống và làm chuồng tốt nhất cho gà chọi

mất:3 phút, 19 giây để đọc.

Chọi gà từ bao lâu nay như là một biểu tượng của đấng mày râu. Sau một thời gian chăm sóc như “thú cưng”, những chú gà trống máu lửa sẽ được ra sân để thi đấu. Chọi gà không phải chỉ để chọn ra chú gà chiến mạnh mẽ nhất. Mà đó còn là nơi để tôn vinh người nuôi gà kinh nghiệm, giỏi giang,… Trong một số lễ hội ở vùng nông thôn cũng có xuất hiện hình thức chọi gà. Chứng tỏ trò chơi này ngày càng được yêu thích tại Việt Nam. Để mang lại bổ ích cho sự nghiệp nuôi gà chọi, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chọn giống và làm chuồng tốt nhất. Tuân thủ những hướng dẫn này, tương lai gà chọi của bạn sẽ thật khỏe mạnh.

Hướng dẫn chọn giống gà chiến tốt nhất

Sự quan trọng của giống gà chọi không giống như đối với gà thịt hay gà trứng. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất đối với gà chiến. Bởi nó quyết định gần như 50% sức mạnh của gà chiến trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu và chọn giống phải vô cùng cẩn thận. Hai giống được chọn nuôi là gà đòn và gà cựa.

Đối với những tay đá gà chuyên nghiệp, họ sẽ không nuôi cả 2 giống này mà chỉ tập trung vào một loại bởi kỹ thuật nuôi của cả 2 khác nhau.

Lưu ý trong cách chọn gà chọi đẹp: Chọn gà con ở trại giống uy tín. Gà con mới nở sẽ đeo số ở cánh, lớn sẽ đeo thêm ở chân. Căn cứ vào đó để lựa chọn giống thuần.

Lưu ý trong chọn ngoại hình gà chọi

Cần chọn gà khỏe mạnh, không dị tật, lông tơi, bụng gọn, thân hình cân đối, không hở rốn. Dáng đi vững chắc và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người xưa, có một số trường hợp dị tật đặc biệt mà khi nuôi sẽ thành những chú gà chọi đánh nhau rất máu chiến:

  • Gà độc nhãn, độc đao: Gà con sinh ra chỉ có 1 mắt, 1 cựa, hung hãn dữ tợn. Khi tham gia đá chọi thường chiến đấu đến chết cũng không chạy.
  • Gà chọi con tam nhĩ: Sinh ra có 3 lỗ ta và lỗ tai thứ 3 bị lông phủ kín. Do đó, khi chọn, bạn phải vạch lông ra mới thấy được.

Hướng dẫn làm chuồng tốt nhất cho gà chọi

– Hướng chuồng: Hướng tốt nhất là Đông Nam. Ông cha ta chia sẻ nên hạn chế hướng xây ở hướng Đông, Tây Nam, Bắc.

– Lợp mái bằng tôn hoặc tấm lợp, có độ nghiêng để thoát nước, phần mái nhô ra 2- 30 cm để che mưa, gió.

– Dãy chuồng xây bằng gạch, chia ra thành các ô nhỏ rộng từ 2 – 4m2, cao 1 – 1.5m, rộng 1 – 1.2m trở lên. 3 mặt tường xây kín, tránh gió lùa.

– Nền chuồng có thể là nền đất nện chặt hoặc láng xi măng. Bên trong chuồng trải cát, dày 15- 20cm.

lam-chuong-1

Nếu bạn không có diện tích để xây chuồng hoặc nuôi ít, bạn có thể làm bội bằng tre, nứa hoặc sắt để nuôi gà. Bội phải có kích thước đủ lớn để nhốt riêng từng con gà. Bên trong có máng ăn và uống.

Lưu ý:

Nếu gà chọi là gà con, bạn phải chuẩn bị cả lồng úm và đảm bảo sàn chuồng cách mặt đất tối thiểu 0.5m, bên trong đổ vỏ trấu, rơm khô hoặc mùn cưa, dày khoảng 5 – 10cm…Trong lồng úm có thiết kế bóng đèn sưởi (60-100W). Kích thước lồng úm 2m x 1m x 0,5m có thể nuôi được 100 con gà, và mật độ nuôi sẽ thay đổi theo độ tuổi của gà con.

Nguồn: happyvet.vn

Hồng Minh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *