Khám phá nguồn gốc gà đá và kỹ năng nuôi gà chọi cơ bản

mất:3 phút, 27 giây để đọc.

Gà đá là cụm từ vô cùng quen thuộc với phái mạnh từ rất lâu về trước. Thú vui này không chỉ có ở Việt Nam. Một số quốc gia ở châu Mỹ và châu Phi cũng rất ưa chuộng loại hình giải trí này. Gà chọi xuất hiện ở Việt Nam từ rất rất lâu. Nhưng liệu có ai biết về nguồn gốc của chúng. Thực chất, ngày xưa, ở Huế, Bắc Ninh, Hà Nội thường cho các chú gà trống “vờn” nhau. Dần dần, người ta xem trọng thắng thua vì nó thể hiện sức mạnh của chú gà trống. Đó chính là nguồn gốc của gà chọi hay thú vui đá gà ngày nay. Để thuận theo sự phát triển của thú vui này, nhiều người quyết định đi theo con đường chăn nuôi gà chọi. Có thể thấy, ở nước ta, các ngành nghề về chăn nuôi rất được phát triển.

Đặc điểm của gà đá

Nhìn chung, các giống gà đá có cùng một số đặc điểm. Đó là mình dài, chân cao, mào to, đỏ, cổ dài và thẳng. Phần chân và mỏ gà có màu chì. Trong khi đó, mắt gà đá rất đen và sáng. Da và thịt gà đá không có màu vàng trắng như bình thường. Nó có màu đỏ đậm rất riêng biệt. Do đặc tính hay vận động của giống gà này nên chất lượng thịt này rất tốt.

Khi trưởng thành gà trống: 3.0 – 4.0kg, gà mái 2.0 – 2.5kg. Sức đề kháng của gà đá rất tốt nhưng lại đẻ ít. Giống gà đá 1 ngày tuổi cân nặng khoảng 38 – 40 gam.

ga-da-2

Kỹ thuật nuôi gà đá cơ bản nhất

Gà ở tuần tuổi thứ 5 trở đi thì mật độ không quá 10con/m2. Đối với gà dùng đi chọi khi gà được 700g thì tiến hành nuôi riêng từng con 1. Tránh nuôi tập trung vì chúng có thể mổ, đánh nhau. Cùng với đó ta có chế độ luyện tập và chế độ ăn cho gà chọi riêng.

* Cách chọn gà Chọi giống 1 ngày tuổi:

   + Gà có nguồn gốc rõ ràng, đàn bố mẹ phải sạch bệnh.

   + Có màu lông vàng bông đặc trưng.

   + Nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân bóng, đứng vững và đi lại bình thường, bụng thon, rốn kín.

Hướng dẫn làm chuồng cho gà đá

Trước khi úm gà cần:

  • Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống, tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
  • Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.
  • Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
  • Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.
  • Chất độn chuồng: trấu, dăm bào sạch, dày 5-10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.
  • Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.

Chuồng trại

  • Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát, xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.
  • Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
  • Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.
  • Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
  • Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ… tùy điều kiện nuôi của từng hộ.
  • Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.

Chú ý

  • Bật đèn sưởi ấm quây úm trước khi bắt gà thả vào chuồng.
  • Bổ sung điện giải cho gà ngay khi bắt gà về chuồng, thêm VTM C nếu trời nóng.
  • Chủng vacxin LASOTA lúc 1 ngày tuổi, lặp lại lúc 12 và 28 ngày tuổi.

Nguồn: traigiongthuha.com

Hồng Minh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *