Cúm gia cầm các các biện pháp phòng tránh cho đàn gia cầm của bạn

mất:3 phút, 33 giây để đọc.

Cúm gia cầm – một loại bệnh ở gia cầm mà bất kể một người chăn nuôi gia cầm nào cũng sẽ gặp phải. Căn bệnh này nếu như không được ngăn chặn và chữa trị kịp thời có thể lan ra cả đàn gia cầm và làm người nông dân mất trắng. Virus gây ra cúm gia cầm có thể lan truyền qua nhiều con đường khác nhau. Con đường trực tiếp như lan truyền giữa những gia cầm bị bệnh với nhau, còn gián tiếp thì qua thức ăn, nước uống,… của chúng.

Khi xuất hiện mầm bệnh thì việc lây lan rất nhanh, do đó chúng ta cần có các phương pháp phòng ngừa thích hợp để có thể giải quyết được mầm bệnh và hạn chế tối đa thiệt hại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số biện pháp cần làm để ngăn chặn sự xuất hiện của virus cúm gia cầm trong đàn của mình theo ý kiến của các chuyên gia.

Giảm thiểu các yếu tố thu hút động vật hoang dã

Loại bỏ nước đọng: Thiết kế và xử lý mặt đất để tránh tạo vũng nước; tránh đi bộ hoặc di chuyển thiết bị gần nước đọng được sử dụng bởi động vật hoang dã.

Giảm nguồn thực phẩm: Không nuôi động vật hoang dã; để thức ăn trên máng sạch; dọn dẹp nhanh khu vực lưu trữ thức ăn; thường xuyên cắt cỏ và loại bỏ trái cây rụng.

Che chất thải: Không chất đống rác đã sử dụng gần chuồng trại; đậy thùng rác đúng cách; che phủ xác động vật cẩn thận.

Ngăn chặn sự xâm nhập của động vật hoang dã

Lắp đặt lưới, tấm chắn bảo vệ, các chất hóa học chống côn trùng như gel xịt côn trùng hoặc hàng rào nhọn. Đàn gia cầm của bạn nên tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã bên ngoài. Vì các động vật không rõ nguồn gốc này rất dễ mang virus gây bệnh từ nơi khác tới.

Tránh cho gia cầm tiếp xúc gần những nơi các loài chim hoang dã

Nhốt gia cầm trong chuồng ở những thời điểm có nguy cơ cao. Nếu chúng không thể vào trong chuồng, hãy chắc chắn rằng chim hoang dã không thể tiếp cận nguồn thức ăn và nguồn nước của chúng.

Trông gia cầm

 Bảo vệ những con gia cầm nuôi có khả năng tiếp xúc với những con chim hoang dã, chẳng hạn như đàn nhỏ khi chạy ngoài trời.

Kiểm soát sự tiếp xúc của người và các thiết bị 

Nếu xuất hiện chim hoang bị nhiễm bệnh trong khu vực, hãy giảm sự di chuyển của người, phương tiện hoặc thiết bị đến và đi từ những khu vực nuôi gia cầm. Thay quần áo của bạn trước và sau khi tiếp xúc với đàn gia cầm nuôi và đảm bảo các vị khách đến thăm cũng làm như vậy.

Duy trì vệ sinh các vật dụng, chuồng trại, thiết bị, giày dép

 

Khử trùng thường xuyên. Đối với trang trại chăn nuôi gia cầm tư nhân, cần làm sạch và khử trùng chuồng trại vào cuối chu kỳ sản xuất. Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm.

Tránh đưa gia cầm chưa rõ tình trạng bệnh vào đàn

Chỉ thu nhận gia cầm từ các nguồn có thể xác minh rằng chúng không bị bệnh. Sau đó kiểm dịch/cách ly gia cầm mới trong vòng hai tuần tại các khu riêng biệt, để đảm bảo rằng chúng khỏe mạnh.

Báo cáo khi gia cầm bị bệnh hoặc chết

Liên hệ với bác sĩ thú y nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào. Hành động nhanh sẽ giúp bảo vệ các đàn khác trong khu vực nếu có dịch bệnh.

Đồng thời sau đó phải có cách xử lý phân chuồng và gia cầm chết một cách phù hợp.

Duy trì giám sát

Tối thiểu cần tuân thủ theo các quy định của địa phương liên quan đến giám sát và kiểm định đàn giống.

Xem thêm các thông tin về nông nghiệp khác tại đây.

Trích dẫn từ www.alltech.com 
Lê Sơn

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *