Cách chăn nuôi ngan theo hướng đảm bảo an toàn sinh học

mất:3 phút, 53 giây để đọc.

Ngan là một loại gia cầm được nuôi khá phổ biến ở nước ta. Chúng được nuôi để lấy thịt, trứng hay cả lông phục vụ cho các mục đích khác nhau của con người. Có thể bạn chưa biết, ngan là giống gia cầm được thuần hóa đầu tiên ở châu Mỹ, khi ở ngoài hoang dã, chúng có còn có thể bay được. Thịt ngan cũng được ưa chuộng hơn so với các giống vịt khác do thịt của chúng ngon hơn, có nhiều nạc và tỉ lệ mỡ thấp. Hiện nay, việc chăn nuôi ngan theo mô hình thương phẩm khá phổ biến đối với bà con nông dân chăn nuôi.

Tuy nhiên, việc nuôi ngan theo hướng đảm bảo an toàn sinh học lại đem lại nhiều lợi ích lớn mà không phải hộ chăn nuôi nào cũng có thể áp dụng được. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn đọc về mô hình chăn nuôi ngan này.

Như thế nào là nuôi ngan theo hướng an toàn sinh học?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần hiểu về an toàn sinh học . An toàn sinh học trong chăn nuôi là đảm bảo môi trường chăn nuôi tuyệt đối sạch sẽ, không có các vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo an toàn  cho vật nuôi khỏi sự lây lan bất cứ mầm bệnh nào từ bên ngoài cũng như phòng bệnh tốt cho vật nuôi. Vậy nuôi ngan theo hướng an toàn sinh học là thực hiện tốt khâu vệ sinh, tẩy uế, sát trùng chuồng trại và phòng bệnh cho đàn ngan. Phương pháp nuôi này sẽ đảm bảo ngan có thể phát triển tốt mà không bị bệnh hoặc chết do nhiễm một số bệnh như tiêu chảy, tụ huyết trùng, viêm gan…Do đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Nuôi ngan theo hướng an toàn sinh học cần phải chuẩn bị

Chuồng trại

Chuồng nuôi ngan phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh được gió lùa.Nền chuồng bằng phẳng, có độ dốc khoảng 10độ để thuận tiện cho khâu dọn vệ sinh cũng như tăng khả năng thoát nước. Cần mua sắm, trang bị đầy đủ các dụng cụ dọn vệ sinh, sát trùng, phòng dịch cho chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

Có sân chơi rộng 1,5-2 lần diện tích chuồng và có bề mặt bằng ,có thể tạo sân chơi bằng nền cát, vườn cây, xi măng hoặc lát gạch nhưng phải đảm bảo sạch sẽ, có bể nước tự nhiên hoặc xây bể nước nhân tạo để ngan bơi lội.

Vệ sinh sạch sẽ; phun sát trùng; quét vôi trắng nền chuồng, tường và các khu hành lang xung quanh; rắc vôi bột các lối ra vào và quanh khu vực chăn nuôi.

Trước khi đem ngan về nuôi phải đảm bảo khâu vệ sinh tổng thể chuồng trại thật kỹ lưỡng. Sau mỗi đợt chăn nuôi phải có thời gian chống chuồng; vệ sinh; sát trùng 2-3 tuần trước khi vào nuôi đợt mới.

 

Vệ sinh thú y trong quá trình nuôi

Máng ăn, máng uống luôn phải chùi rửa sạch sẽ; ngâm thuốc sát trùng định kỳ một tháng một lần; hằng ngày thay nước uống và rửa lại máng sạch sẽ.

Không để ngan uống nước bẩn, ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc.

Định kỳ dọn phân cho ngan thường xuyên, nhất là khi nền chuồng ẩm ướt.

Mỗi tháng cần phun sát trùng, tổng vệ sinh chuồng trại một lần, phát quang bụi rậm..

Chọn ngan giống đạt tiêu chuẩn

Bà con cần chọn ngan giống sạch bệnh; khỏe mạnh từ những cơ sở uy tín; ngan phải được chủng ngừa các vắc xin giai đoạn 1 ngày tuổi – ngày nhận ngan.

Chăm sóc ngan

Bà con lưu ý theo dõi sức khỏe đàn ngan thường xuyên kết hợp chế độ ăn uống khoa học.

Một trong những yêu cầu bắt buộc trong việc nuôi ngan an toàn sinh học là thực hiện nghiêm túc việc phòng vắc xin và phòng bệnh cho đàn ngan từ lức 1 ngày tuổi cho đến khi sắp xuất chuồng.

Trong trường hợp ngan mắc dịch bệnh, cần khai báo cho cán bộ thú y tại địa phương. Khi chôn tiêu hủy cá thể ngan mắc bệnh nên đào hố sâu; rắc vôi bột để diệt được vi khuẩn; tránh lây lan bệnh.

Xem thêm các thông tin khác tại đây.

Trích dẫn từ gathavuon.net
Lê Sơn

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *