Hướng dẫn khử trùng chuồng gà nuôi thịt định kỳ

mất:4 phút, 33 giây để đọc.

Khi chăn nuôi gà trước hết cần vệ sinh chuồng gà nuôi thịt. Để tránh mùi hôi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi và nhân viên trang trại. Khi vệ sinh chuồng trại là nói đến những công việc được thực hiện thường xuyên theo nhu cầu của công việc. Những công việc này phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Hãy cùng Trại gà 365 tìm hiểu những công việc cần làm nhé !

Việc cần làm hàng tuần, hàng tháng

Có nhiều việc không yêu cầu bạn phải dọn dẹp chuồng gà nuôi thịt hàng ngày mà chỉ cần dọn dẹp một lần một tuần hoặc một tháng

Vệ sinh dụng cụ khử trùng chuồng gà nuôi thịt

Sau mỗi lần sử dụng, các dụng cụ trong chuồng trại gà (như đầu cuốc, xẻng, xe rùa, rổ, rá, chổi …). Cần được khử trùng để giữ vệ sinh. Tuy nhiên, thông thường chúng ta chỉ cần rửa sạch loa để loại bỏ đất cát, khi cần thì lấy ra. Trên thực tế, sử dụng các loại thuốc khử trùng (như dung dịch Cresyl hoặc Formol) hoặc đơn giản là đun sôi nước . Sau khi rửa và phơi dưới ánh nắng mặt trời sẽ mất nhiều thời gian để khử trùng các dụng cụ này tại một thời điểm.

Hướng dẫn cách chăm sóc gà thịt hay ăn chóng lớn

Khử bỏ mùi hôi chuồng gà nuôi thịt

Khử bỏ mùi hôi chuồng gà nuôi thịt

Khi chăn nuôi gà, lợn phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước. Để tránh bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi và nhân viên. Chuồng gà nếu làm đúng quy cách sẽ luôn thoáng mát, giữ ấm tốt, mùi hôi không quá nồng, khó ngửi. Mùi hôi không chỉ gây khó chịu mà còn có hại cho sức khỏe của gà. Vì gà rất nhạy cảm với mùi này, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Để khử mùi hôi, sử dụng dung dịch Formol, pha 2 mét khối (2cc) với một lít nước.

Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập bằng vôi bột

Một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi gà tránh được mầm bệnh xâm nhập vào chuồng gà là ngay cửa vào chuồng nên đặt một khay chứa vôi bột. Nhằm để tất cả những ai có phận sự vào chuồng gà đều phải giẫm chân (cả giày dép đang mang) lên đó để tiệt trùng trước. Nói là cái khay chứ thật ra đây là một cái hộc hình chữ nhật lớn hơn cái máng heo ăn. Có thành thấp độ 10cm trong đó đổ đầy vôi bột. Do vôi nhiều lần vương theo giày dép nên có khi sáng đổ đầu chiều đã vơi cạn, nên mỗi ngày cần châm thêm cho đầy. Và sau một tuần nên bỏ hết vôi cũ (thường đã vón cục), thay vôi mới vào.

Để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào chuồng gà. Chỉ những người thật sự có phận sự như quét dọn, cho gà ăn uống … mới được phép ra vào. Còn người không có phận sự thì hạn chế tối đa. Những vị kháng tham quan trước khi đi vào khu vực nuôi gà cũng phải bước vào khay vôi. Nhúng lún giày dép để khử trùng như cách làm của các nhân viên của trại.

Những việc cần làm hàng quý

Tuỳ theo công việc vệ sinh chuồng trại nuôi gà mà ba tháng hay sáu tháng một lần. Ta phải tổng vệ sinh trong và ngoài khu vực nuôi gà cho sạch sẽ.

Sát trùng chuồng gà nuôi thịt

Sát trùng chuồng gà nuôi thịt

Nên tẩy uế chuồng trại khắp mọi ngóc ngách, khe kẹt. Bằng cách moi móc, quét dọn, tẩy uế với thuốc sát trùng để trừ tiệt các loài ký sinh trùng, rận mạt hút máu giết hại gà. Các vách thường chung quanh chuồng trại cũng phải quét vôi để sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh. Vỏ trấu hay rơm rạ lót chuồng sau một thời gian bốc mùi hôi thối do phân gà lâu ngày lưu giữ lại cũng nên cào xúc hết ra ngoài và thay vào lớp trấu mới cho hợp vệ sinh.

Phát quang và khai thông cống rãnh

Chung quanh khu vực chuồng trại, cứ ba tháng hay sáu tháng một lần nên chặt phá, đốn bỏ hết những cây tạp. Và làm sạch cỏ dại, vun thành đống rồi đốt để ngăn ngừa ruồi muỗi, chuột bọ lui tới. Ngoài ra, còn phải khai thông các mương rãnh để nước rửa chuồng, nước mưa có lối thoát, không tù đọng dơ bẩn.

Tẩy uế sân nắng chuồng gà nuôi thịt

Sân nắng cạnh chuồng gà để gà được thả ra tắm nắng hàng ngày cũng được tẩy uế theo định kỳ ba tháng một lần.  Bằng sulfate đồng và sulfate sắt (dung dịch một phần trăm). Vừa tẩy uế vừa giúp thảm cỏ được tươi tốt để gà có thêm thức ăn xanh mà sống mạnh.

Tóm lại, khâu vệ sinh chuồng trại nuôi gà cần phải được quan tâm hàng đầu. Có như vậy mới bảo đảm được sức khoẻ cho gà. Vì mọi mầm mống bệnh tật đều được ngăn chặn từ bên ngoài khu vực nuôi. Nếu chểnh mảng trong khâu này, việc chăn nuôi sẽ không tránh khỏi thất bại !

Trích nguồn: Người chăn nuôi

Tuyết Anh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *