Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao mình chăn nuôi gà như người ta, cũng là ăn uống điều độ, cũng cung cấp chất dinh dưỡng như nhau nhưng gà nhà mình lại nhỏ bé và trông có vẻ suy nhược hơn. Đặc biệt là phải nói đến những con gà được chăn nuôi trong những hộ gia đình chăn nuôi gà thả rong quanh vườn nhà; hoặc là nửa thả nửa nhốt thì khả năng gặp phải phải tình trạng gà gầy, còi cọc chậm lớn cao hơn nhiều so với những khu nuôi ở môi trường có tính chất quy hoạch trang trại. Điều này làm ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều gia đình.
Vì vậy, trình trạng cấp bách trước mắt là phải giải quyết vấn đề đang tồn tồn ở những con gà tại những hộ gia đình nhỏ. Điều làm được những điều nó trên thì cần phải tìm ra nguyên nhân làm cho gà gầy, còi cọc chậm lớn. Từ đó mới đưa ra được những biện pháp khắc phục và cải thiện cuộc sống gia đình khi nuôi gà thịt bán kiếm tiền. Và bạn có thể theo dõi bài viết sau đây của traiga.365 để bổ sung cho mình vốn kiến thức chất lượng để chăm sóc đàn gà nhà mình tốt hơn nhé. Traiga.365 chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Gà gầy, còi cọc chậm lớn bởi vì trong cơ thể có giun ký sinh
Giun ký sinh thường sinh sống trong đường tiêu hóa của gà; bởi thế chúng sẽ tranh chấp thức ăn, dinh dưỡng của gà. Nghiêm trọng hơn, giun cũng có thể làm tổn thương đường tiêu hóa; làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Giải pháp khắc phục: nên tẩy giun bằng Levamisol hoặc Fenbendazol giai đoạn: 40 ngày, 70 ngày và 100 ngày với gà nuôi dài ngày. Sau khi tẩy giun cần bổ sung thêm B-complex, Multivitamin và men tiêu hóa.
Gà gầy, còi cọc chậm lớn do mắc phải bệnh đầu đen (hay còn gọi là kén ruột)
Gà thả vườn thường mắc bệnh đầu đen (kén ruột) do histomonas.
Khắc phục: Không thả gà ngày mưa, thường xuyên tẩy giun, tẩy uế chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi.
Điều trị bệnh đầu đen bằng: Sulfamonomethocin hoặc Sulfadimethocin
Cung cấp dinh dưỡng không đúng chuẩn
Thức ăn dinh dưỡng kém cần kiểm tra lại thức ăn, thay thế bằng thức ăn đảm bảo chất lượng.
Gà gầy, còi cọc chậm lớn bởi vì thể chất yếu ớt và chăm sóc sai cách
Do con giống. Cần đảm bảo gà đưa vào nuôi đạt trọng lượng tối thiểu từ 32-35g có màu lông đặc trưng cho giống, mắt sáng, phản xạ tốt với tiếng động. Loại bỏ gà nhỏ dưới 30g, gà bết lông, hở rốn, vẹo đầu, vẹo mỏ.
Do kỹ thuật úm không tốt: Đảm bảo nhiệt độ giai đoạn úm tuần đầu từ 33-350C, tuần thứ 2 từ 33-310C tuần thứ 3 từ 28-300C….
Gà không được ăn, uống đầy đủ. Thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp máng ăn, máng uống đảm bảo máng ăn máng uống sạch sẽ.
Do mắc các bệnh thể mạn tính
Các bệnh phổ biến như: cầu trùng, thương hàn, newcastle, CRD,… Cần kiểm tra các biểu hiện triệu chứng để điều trị dứt điểm bệnh. Trong điều trị cần dùng đúng, đủ liệu trình. Sau liệu trình cần bổ sung thuốc bổ trợ, men tiêu hóa, giải độc gan giúp gà nhanh hồi phục.
Nguồn: Theo channuoi.com.vn
Bích Oanh