Bệnh đầu đen ở gà phòng và chữa bệnh ra sao?

mất:3 phút, 30 giây để đọc.

Chăn nuôi gà muốn gà béo tốt và khỏe mạnh thì cần đầu tư nhiều vào kỹ thuật chăn nuôi gà. Bởi lẽ, nó khá là quan trọng để giúp đỡ quá trình sinh trưởng của gà một cách tốt nhất. Và bên cạnh đó, khi gà mắc bệnh thì cũng có vốn hiểu biết để giúp gà nhanh chóng hết bệnh. Mà một trong những bệnh khó phát hiện và khó để mà   để mà bà con nông dân có thể phán đoán được tình hình đó là bệnh đầu đen ở gà.

Vậy làm sao để bà con nông dân có kiến thức về loại bệnh này ở gà một cách đầy đủ và chi tiết nhất? Làm sao để bà con có thể thể giúp cho gà nhà mình tránh được loại bệnh này một cách an toàn nhất?  Đó là bà con nông dân hãy tham khảo bài viết sau đây của traiga.365 để có thêm cho mình những thông tin bổ ích về loại bệnh này cũng như cách chữa và phòng bệnh. Qua đó, bà con có thể làm dày thêm cẩm năng chăn nuôi gà của mình.

Nguyên nhân gây ra bệnh đầu đen ở gà

Tất cả là do đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan gây nên.

Đối tượng thường dễ mắc bệnh đầu đen

Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà, gà tây nuôi chăn thả, bán chăn thả và một số loài chim. Bệnh thường xảy ra ở gà trên 2 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi. Khi môi trường ô nhiễm, gà giai đoạn sinh sản nuôi chăn thả vẫn mắc bệnh.

Bệnh đầu đen ở gà lây lan như thế nào

Bệnh truyền qua đường tiêu hóa, gà khỏe ăn thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, khi sức đề kháng của gà giảm, bệnh sẽ phát ra. Gà bệnh thải phân, mầm bệnh có trong trứng giun kim hoặc phân gà chứa mầm bệnh được giun đất ăn, do đó mầm bệnh tồn tại rất lâu trong môi trường vì vậy rất khó xử lý triệt để.

Ở những khu vực chăn nuôi gà đã từng mắc bệnh; những lứa nuôi tiếp theo có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Triệu chứng của bệnh

Thể cấp tính: Gà sốt cao, chết nhanh trong vòng 1 – 2 ngày, chưa có triệu chứng điển hình.

Thông thường, gà mắc bệnh ủ rũ, sốt cao, rúc đầu vào cánh, đứng tụm chỗ có nắng ấm, phân sáp vàng, sáp đen, hoặc giống gạch cua… Mỏ gà dài, mắt hõm sâu, quầng mắt xanh tím và lan lên đầu (đầu gà bị đen).

Cách điều trị bệnh đầu đen ở gà

Để điều trị bệnh, có thể tiêm cho gà bằng thuốc chứa Doxycyclin; hoặc trộn vào thức ăn, nước uống cho gà bằng các thuốc chứa Sulfamonomethoxine hoặc Doxycyclin (liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất).

Kết hợp bổ sung thuốc bổ gan, vitamin, men tiêu hóa, thuốc trợ sức, trợ lực cho gà.

Cách phòng bệnh hiệu quả

Thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh: Đảm bảo thời gian trống chuồng sau mỗi lứa gà; không nuôi chung gà tây với các giống gà khác; không nuôi gà nhiều lứa tuổi trong cùng một khu vực. Định kỳ vệ sinh, phun khử trùng chuồng nuôi, sân chơi, vườn thả gà, rắc vôi bột ở khu vực nuôi để diệt mầm bệnh. Định kỳ tẩy giun cho gà và dọn sạch phân sau khi tẩy.

Ở những vùng đã có bệnh, khi gà trên 20 ngày tuổi; có thể cho uống dung dịch: 1g thuốc tím hoặc 2g sulfat đồng pha với 10 lít nước cho gà uống trong 1-2 giờ; nếu thừa phải đổ bỏ, cứ 20 ngày cho gà uống một lần.

Đối với những chuồng nuôi, bãi chăn thả gà mắc bệnh đầu đen; cần trống chuồng ít nhất 30 ngày; trước khi trống chuồng; cần vệ sinh chuồng nuôi và bãi chăn thả sạch sẽ; thu gom chất thải ủ sinh học hoặc đốt.

Nguồn: Theo ky thuat nuoi trong

Bích Oanh

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *