Xây dựng chuồng nuôi bồ câu Pháp không nên bỏ qua

mất:3 phút, 26 giây để đọc.

Bồ câu Pháp là giống bồ câu được ưa chuộng không ít tại Việt Nam. Giống bồ câu Pháp có kích thước lớn hơn bồ câu thường. Về mặt ưu điểm mà bồ câu Pháp mang lại chắc chắn phải nói đến hiệu quả kinh tế của nó. Bên cạnh đó, thịt bồ câu Pháp cũng thường xuyên được chế biến tại nhiều nhà hàng lớn, nhỏ. Vậy nuôi bồ câu Pháp thế nào để có hiệu quả tốt nhất; liệu bạn đã biết? Nuôi bồ câu Pháp có khác gì so với bồ câu Việt Nam không? Liệu rằng bạn có cần những lưu ý nào về chuồng nuôi bồ câu Pháp hay không? Bài viết này traiga365 xin phép bật mí cho bạn nhé!

Nuôi bồ câu Pháp cần lưu ý gì?

Đầu tiên nuôi bồ câu Pháp cần lưu ý về chuồng bồ câu. Sở dĩ chuồng là nơi trú ngụ, sinh sống và sinh đẻ của bồ câu. Chuồng bồ câu vững chãi sẽ giúp bồ câu phát triển tốt. Nếu chuồng bố trí rộng rãi, còn giúp bồ câu Pháp sinh trưởng tốt; tránh được các căn bệnh không cần thiết. Ngoài ra, chuồng bồ câu Pháp sạch sẽ; cũng tránh được cái mùi hôi gây khó chịu cho môi trường sống xung quanh.

Xây dựng chuồng nuôi bồ câu Pháp chuẩn

Để kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp cho năng suất cao ngoài yếu tố con giống thì việc xây dựng chuồng nuôi, hệ thống máng ăn hay lựa chọn thức ăn phù hợp cũng chính là những yếu tố tiên quyết để bạn có được những chú Chim bồ câu Pháp thực sự khỏe mạnh, béo tốt. Không giống như nhiều con vật khác, chuồng trại chỉ cần đơn giản, thoáng mát là đủ nhưng với Chim bồ câu Pháp nhất định phải lưu ý tới ánh sáng phải đủ, khô ráo và sạch sẽ. Xây chuồng cao vừa phải, quây kín, tránh gió lùa, mưa tạt…

Nên lựa chọn loại chuồng nuôi có các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.

Lưu ý khi xây dựng chuồng nuôi bồ câu Pháp

Trong các bước kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp làm sao cho năng suất cao; trước hết cần phải chú ý tới việc thiết kế chuồng trại. Làm nơi ổ đẻ để Chim bồ câu sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Đặc biệt, do đặc thù của loài động vật này là đẻ trứng trong quá trình nuôi con; nên bạn cần phải thiết kế hai ổ khác nhau. Thông thường, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều cần phải sạch sẽ, được lót rơm cho êm và có kích thước với đường kính khoảng 20 cm – 25cm, chiều cao từ 7cm – 8cm.

Việc thiết kế máng cám cũng vô cùng quan trọng vì Chim Bồ câu là một trong những loài khá kén chọn thức ăn. Do đó kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15cm; Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 5cm x 10 cm.

Máng uống có thể vỏ dùng đồ hộp, cốc nhựa…với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm.

Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m² chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m²).

Nguồn: bocauvietnam

Phương Uyên

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *