Vệ sinh chuồng gia cầm gà, vịt hiệu quả nhất cho hộ dân

mất:4 phút, 53 giây để đọc.

Gà, vịt là một trong những loại gia cầm được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải hộ gia đình nào cũng có đủ diện tích để xây dựng chuồng ngoài trời. Vì thế, họ chọn xây dựng các chuồng gia cầm tại gia. Và, những chuồng trại tại gia có một bất cập đó là mùi hôi có thể ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.

Liệu rằng các hộ dân đã biết cách khử mùi hồi từ các chuồng gà, vịt đúng cách? Nên khử như thế nào? Thời gian khử bao lâu và cần lưu ý những điểm nào hay không? Bài viết này traiga365 sẽ mách bạn một số kỹ thuật vệ sinh chuồng gia cầm gà, vịt hiệu quả nhất nhé!

Đầu tiên, tại sao cần phải vệ sinh chuồng gia cầm gà, vịt?

Tại sao cần vệ sinh chuồng gia cầm gà, vịt

Nếu chuồng không vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến các loại bệnh cho gia cầm; dẫn đến việc gia cầm bệnh và chết hàng loạt. Bên cạnh đó, mùi hôi từ chuồng có thể ảnh hưởng đến môi trường. Cụ thể là của gia chủ và cả những người xung quanh. Cuối cùng, vệ sinh chuồng gia cầm gà, vịt; sẽ giúp chúng có môi trường sống tốt; sinh trưởng tốt. Mang lại hiệu quả chất lượng kinh tế cao.

Vệ sinh chuồng gia cầm gà, vịt đúng cách

– Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi.

– Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bện; trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại vịt, ngan. Và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi.

– Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phải được rửa để khô ráo. Xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng

+ Vôi bột: Rải vôi bột xung quanh và bên trong chuồng; nuôi sau đó phải để 2-3 ngày rồi quét dọn lại lần nữa (Biện pháp này ít dùng vì dễ làm cho vịt, ngan hô hấp hít phải bụi vôi bột).

+ Nuớc vôi: dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường phải để khô mới rải độn chuồng và đưa vịt, ngan vào.

+ Dùng Formol (1-3%): Phun toàn bộ nền và tường chuồng.

+ Dùng Crezil (3-5%) để phun.

+ Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím với liều lượng 17,5gam thuốc tím + 35ml formol cho 1m3 chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng.

– Độn chuồng: Độn chuồng bằng phoi bào, trấu hoặc rơm dạ, cỏ khô cắt ngắn. Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên, ủ một ngày sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng.

– Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây vịt, ngan…, phải được rửa sạch sau đó sát trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên rồi chuẩn bị sẵn trong chuồng trước khi nhập vịt, ngan về.

Vệ sinh thức ăn, nước uống

– Thức ăn: Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng khẩu phần. Không cho ngan, vịt ăn các loại thức ăn ôi, mốc. Thức ăn bị nhiễm nấm mốc; chứa nhiều độc tố của nấm mốc là một trong các nguyên nhân gây chết ngan, vịt. Đặc biệt là vịt, ngan con và làm giảm tỷ lệ đẻ trứng rất nghiêm trọng. Đối với ngan, vịt sinh sản. Không dùng các loại thức ăn có hàm lượng muối cao, trong thức ăn có thể sử dụng chế phẩm vi sinh.

– Nước uống: Nước uống cho vịt, ngan phải là nước sạch; không dùng nước đục, nước ao, hồ tù đọng; nước giếng có hàm lượng sắt cao. Có thể dùng thuốc tím 0,5% (5 gam cho 10 lít nước); để khử trùng nước uống cho vịt, ngan. Hoặc Cloramin 1% (10 gam cho 10 lít nước). Có thể dùng Anolit; Catolit để sát trùng nước thường xuyên cho vịt, ngan uống.

Vệ sinh sau từng đợt chăn nuôi

Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tiêu độc để chuẩn bị đợt chăn nuôi tiếp, để trống chuồng từ 7-15 ngày.

Xử lý chất thải và gia cầm chết

Từ trước đến nay hầu như sử dụng chất thải và phân của chăn nuôi gia cầm cho trồng trọt không qua xử lý cho nên ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường và dễ lây lan dịch bệnh.

Không sử dụng chất thải và phân của gia cầm khi chưa được xử lý. Nước thải, nước rửa chuồng trại của chăn nuôi gia cầm theo hệ thống mương tiêu thoát về đến hố chứa và phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài trang trại. Nếu lượng nước thải không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và không an toàn cho sản xuất.

Phân và độn chuồng trong quá trình chăn nuôi được thu gom lại thành đống ở nơi quy định, xử lý theo phương pháp nhiệt sinh vật sau đó mới được sử dụng cho trồng trọt.

Xác gia cầm chết phải tiến hành huỷ theo phương pháp thiêu đốt, không nên chôn sẽ làm bẩn nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi trường.

Nguồn: gathavuon.net

Phương Uyên

 

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *