Ngăn ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi vịt với quy trình an toàn sinh học

mất:3 phút, 9 giây để đọc.

Vịt là một loài gia cầm có khả năng thích nghi với môi trường tự nhiên cao. Nhưng chúng vẫn có thể bị nhiều dịch bệnh nguy hiểm do lây nhiễm. Để các hộ chăn nuôi vịt có năng suất cao và chất lượng tốt; thì vấn đề an toàn sinh học cần phải được ưu tiên hàng đầu thực hiện một cách nghiêm ngặt. Quy trình kiểm soát và thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm phòng chống dịch bệnh bao gồm:

Kiểm soát vật trung gian lây truyền mầm bệnh

  • Phun thuốc diệt muỗi, ruồi  gián, đánh thuốc diệt chuột định kỳ 2 lần/tuần.
  • Tất cả vật nuôi phải được nuôi nhốt; không được thả rông ở khu vực chăn nuôi.
  • Đặc biệt không được chăn nuôi gia súc hay gia cầm ở trại chăn nuôi vịt.

ngan-ngua-dich-benh-trong-chan-nuoi-vit-voi-quy-trinh-an-toan-sinh-hoc

Kiểm soát nguồn nước và thức ăn

Tuyệt đối không sử dụng nước sông làm nước uống, nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi vịt.

Kiểm soát nguồn nước

  • Tuyệt đối không sử dụng nước sông làm nước uống, nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi vịt.
  • Đối với các trại sử dụng nước mặt (ao, hồ) phải thường xuyên kiểm ra, kiểm soát tình trạng nguồn nước, đặc biệt tuyệt đối không vứt xác động vật chết (đặc biệt gia cầm, thuỷ cầm chết) xuống ao sử dụng nước cho chăn nuôi.
  • Nguồn nước sử dụng phải được lọc (cát, hệ thống lọc), để lắng và pha Clorine dioxide 4 – 6 gam/m³ hàng ngày vào cuối buổi chiều tại thời điểm bơm nước lên bể. Sau khi pha Clorine dioxide để tối thiểu 30 phút mới trước khi sử dụng cho vịt uống.
  • Máng uống được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, định kỳ 1lần/tuần ngâm rửa bằng thuốc sát trùng. Đường ống cấp nước, hệ thống nước uống tự động phải được bảo trì, bảo dưỡng, thau rửa 2lần/tháng và sau mỗi lứa nuôi.

Kiểm soát thức ăn sử dụng cho vịt

Tuyệt đối không sử dụng thức ăn bị ẩm, mốc cho vịt

  • Sử dụng thức ăn luôn tới mới đảm bảo dinh dưỡng và kích thích vịt ăn nhiều. Tuyệt đối không cho vịt ăn các loại thức ăn ẩm, mốc.
  • Thức ăn được bảo quản trong kho khô ráo, tránh ẩm mốc. Định kỳ 1 lần/tuần thực hiện xông formol + thuốc tím kho chứa thức ăn.
  • Sử dụng hệ thống banet để sắp xếp thức ăn trong kho, định kỳ diệt chuột, kiến, gián trong kho chứa thức ăn.

ngan-ngua-dich-benh-trong-chan-nuoi-vit-voi-quy-trinh-an-toan-sinh-hoc

Kiểm soát vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Chuồng trại nuôi vịt phải đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông

  • Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi. Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại vịt, ngan và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi.
  • Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển sau mỗi lứa nuôi để có thời gian xử lý và trống chuồng tối thiểu 10 – 15 ngày. Vịt, ngan nhập về phải nuôi cách ly từ 15-20 ngày và giữ đúng nguyên tắc thú y quy định.
  • Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi sau mỗi lứa nuôi phải được rửa để khô ráo, xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng

Theo nhachannuoi.vn

Nguyễn Thị Vĩnh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *