Ngỗng là một trong số những loại gia cầm được nuôi phổ biến. Nhằm giúp những ai đang quan tâm đến lĩnh vực chăn nuôi gia cầm nói chung và ngỗng nói riêng những cái nhìn tổng quát nhất, ngày hôm nay, đội ngũ tác giả của traiga365 xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về một số bệnh thường gặp ở ngỗng và cách điều trị. Chúng ta hãy cùng theo dõi nhé
Bệnh ở ngỗng: tụ huyết trùng
– Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng còn được biết đến với cái tên là hoại huyết ngỗng. Những chú ngỗng thường xuyên không được ăn đủ chất vitamin; chất khoáng;protit hoặc sống trong môi trường quá ẩm ướt sẽ dễ phát bệnh.
– Triệu chứng: Ngỗng đang khỏe mạnh tự nhiên lăn ra chết, có màu xanh tím
– Phương pháp chữa bệnh: Tiêm bắp bằng thuốc Streptomicin 100 – 150mg/1kg trong khoảng 3-5 ngày. Tetraxilin uống liều 80-100mg/1kg cũng liên tục 3-5 ngày.. Đồng thời dùng sunfametazin trộn với thức ăn 0,5% hoặc hòa với nước uống 0,1%.
– Phòng bệnh: Không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh sạch sẽ, máng ăn tiệt trùng theo quy định
Bệnh cúc khuẩn
– Nguyên nhân:Cúc khuẩn còn được biết đến là bệnh nấm phổi. Bệnh này có thể khiến 100% ngỗng con chết.
– Triệu chứng: Mũi ngỗng bị viêm, dịch mũi lợn cợn có thể có máu; trên tai có mụn và tự vỡ
– Chuẩn đoán: Tiến hành xét nghiệm soi kính hiển vi bệnh phẩm từ các hạch viêm ở phổi cũng như cấy nấm bệnh
– Phòng bệnh: Cho ngỗng uống định kỳ sunfat đồng 1/2000 – 1/3000 thay cho nước uống (đựng trong chậu bằng sành) từ 3-5 ngày hoặc uống nystatin 500mg/kg thể trọng trong 3-5 ngày . Hiệu quả của điều trị thấp nếu bệnh phát hiện chậm. Tốt nhất là nên ngừa bệnh bằng cách ăn, ở sạch, nuôi đúng mật độ.
Bệnh không tiêu
– Nguyên nhân: thức ăn có thể bị nấm mốc, nhiễm khuẩn. Bệnh không tiêu rất hay xảy ra với đàn ngỗng con.
– Triệu chứng: Ngỗng con uể oải; yếu toàn thân; kém ăn. Vươn cổ dài, mí mắt sụp xuống, lông xù, có thể ỉa chảy liên tục
– Phòng bệnh: Cho ngỗng con ăn các thức ăn dễ tiêu như gạo lức; luôn chú ý cho uống đầy đủ nước. Khi thấy có triệu chứng của bệnh thì hãy cho toàn đàn uống từ 2 đến3 ngày liền các dung dịch diệt trùng yếu như hipecmanganat kali 1/10000-focmon 1/3000; bicabonat natri 1%, sunfat đồng trong 2-3 ngày liền.
Bệnh cắn lông, rỉa lông
– Nguyên nhân: do môi trường ở quá chật chội, bí bách và ẩm ướt. Ban đầu ngỗng sẽ tự rỉa lông mình. Sau một thời gian chúng sẽ cắn mổ lẫn nhau gây nên các vết thương ngoài da lở loét.
– Phòng bệnh: luôn để ngỗng sống trong môi trường sạch sẽ, rộng rãi. Ngỗng con được khoảng 7 ngày tuổi có thể cho ra sân tập trung cho quen. Trong trường hợp phát hiện ngỗng rỉa lông, hãy tách chúng ra một khu vực riêng ngay lập tức.
– Trị bệnh: Cho ăn sunfat canxi (thạch cao) vì trong chất này chứa 23% canxi và 18.4% lưu huỳnh. Nếu cho ăn từ 0,3 – 0,5 gam/con/ngày thì hiện tượng ăn lông chấm dứt. Bên cạnh đó chuồng trại cần làm sạch, thêm chất độn.
Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng
– Triệu chứng: Triệu trứng bệnh tích giống như ở vịt, đặc hiệu nhất là đau mắt đỏ và sưng đầu.
– Phòng bệnh: cách ly ngay lập tức những con vị bị bệnh. Lưu ý tiêm phòng dịch tả đúng quy định
– Trị bệnh: Đầu tiên hãy tiêm dịch tả ngay vào ổ dịch. Lúc này những con ngỗng bị bệnh nặng sẽ có thể chết, số còn lại sẽ tạo ra kháng thể và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chủ trại cần nhớ làm sạch môi trường sống, bổ sung dinh dưỡng đủ cho bầy ngỗng.
Bệnh phó thương hàn
– Nguyên nhân: ngỗng bị mệt do quá trình vận chuyển; bẩn, thiếu nước uống; bên trong và ngoài có sự, có khi qua hô hấp, qua phối giống.
– Triệu chứng: ỉa chảy, có bọt khí, viêm thanh dịch, có mủ, viêm màng kết mạc làm cho đau mắt. Cánh rủ, lông tơ, cánh khô mất láng. Bệnh kéo dài từ 1-4 ngày, gây chết đến 70%.
– Phòng và trị bệnh: Dùng biomixin với liều 5-10 mg/lần, từ 2-3 lần/ngày, liên tiếp trong 5-6 ngày. Hoặc bột cloramphenicol 40-50mg/kg thể trọng pha nước từ 3-5 ngày. Không dùng trứng của các ngỗng mẹ có bệnh để ấp.
Trên đây là trình bày của chúng tôi về một số bệnh thường gặp ở ngỗng. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp độc giả có thêm một lượng kiến thức bổ ích.
Nguồn nhachannuoi.vn
Lê Dung