Hướng dẫn chăm sóc gà đá khỏe mạnh theo từng thời kỳ

mất:3 phút, 52 giây để đọc.

Trong sự nghiệp nuôi gà đá, không ít những sai lầm người nuôi mắc phải. Có thể đó là làm chuồng sai cách, cho ăn sai thức ăn, nước uống không đảm bảo,… Xét về chi phí nuôi gà có thể không quá lớn ở giai đoạn đầu. Nhưng không thể vì thế mà cứ mắc sai lầm. Và một trong những sai lầm nhiều người mắc phải nhất chính là đồng bộ toàn bộ giai đoạn lớn của gà trong một công thức chăm sóc duy nhất. Điều này không những không đúng mà còn rất tai hại với tương lai của những chú gà chiến. Mỗi giai đoạn trong thời kỳ sinh trưởng, gà chọi có những đặc điểm khác nhau. Do đó, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc gà đá cùng cần khác nhau.

Chăm sóc gà đá dưới 2 tháng tuổi như thế nào?

Lúc gà chọi con vừa mới nở, cần ngay lập tức cho gà uống nước. Nếu có thể, hãy pha 1 gam vitamin C cùng với 5 gam đường glu-cô-zơ. Hãy pha cùng với 1 lít nước khoáng sạch không lẫn tạp chất. Việc này giúp tăng sức đề kháng cho gà chọi con khi vừa “vào đời”.

Lúc này đừng cho gà ăn vội mà hãy chờ đến 2 giờ sau đó. Đến lúc này, bạn có thể cho gà chọi con ăn hạt tấm, cám ngô, hạt vừng nhỏ. Chia thức ăn làm 5 – 6/bữa một ngày. Cho gà ăn như vậy trong 1 tuần. Gà được 2 – 3 tuần tuổi thì cho ăn thóc xay đem nấu chín với thịt và rau xanh băm nhuyễn. Chia lượng thức ăn làm 3 – 4 bữa, cho vào máng nhỏ để gà ăn. Từ 1,5 tháng tuổi cho gà con tập ăn các thức ăn lươn, nhái, thịt bò, lòng đỏ trứng, giun quế… Chia thức ăn làm 2 bữa, vào sáng và chiều.  Bổ sung thêm B – complex hoặc men vi sinh phù hợp để tăng sức đề kháng giúp gà chọi con lớn nhanh, khỏe mạnh.

Bạn có thể tham khảo bảng dinh dưỡng sau:

Gà chọi con từ 2 đến 5 tháng tuổi cần được chăm sóc như thế nào?

Giai đoạn này gà chọi bắt đầu phát triển giới tính rõ rệt, gà trống bắt đầu tập gáy, còn gà mái thì bộ lông phát triển, óng mượt. Gà mái sáng đến tháng thứ 5 đã bắt đầu đến tuổi sinh sản, do đó cần chăm sóc kỹ, đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng tốt nhất.

Không nên cho gà ăn cám công nghiệp cám tăng trọng vì sẽ khiến gà béo tốt, nhiều mỡ, lười đá, chất lượng thịt cũng không thơm ngon.  Chế độ ăn uống của gà chọi phải đảm bảo khoa học, giàu dinh dưỡng. Có thể áp dụng công thức ăn trong ngày như sau:

  • Bữa sáng: Thóc + ngô + lươn (trạch đem xay nhỏ, trộn với vỏ trứng.
  • Bữa trưa: Cho ăn sâu bọ tươi
  • Bữa chiều: Thóc + ngô + lươn (trạch đem xay nhỏ, trộn với vỏ trứng. Rau xanh đủ ăn trong cả ngày.

Các hộ nuôi có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng để nghiền nhỏ các loại hạt ngũ cốc, băm rau cỏ thân cây chuối, nghiền cua ốc… giúp gà dễ ăn.

Bà con nên phối trộn các nguyên liệu như bắp nghiền, cám, rau xanh, phụ phẩm… đem bỏ vào máy ép cám viên cho gà để ép thành viên cám giàu dinh dưỡng. Cám viên sẽ giúp gà ăn nhiều, dễ ăn, kích thích tăng trưởng nhưng không bị béo mập như cám công nghiệp.

cham-soc-ga-da-2

Chế độ chăm sóc gà đá từ 6 tháng tuổi trở lên

Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng như ở các tháng trước. Cần phải thiết lập thời gian ăn uống cho gà chọi. Mỗi ngày ăn 2 lần vào 6 – 7 giờ sáng và 17 – 18 giờ chiều. Vào trưa lúc 12 – 13 giờ cho ăn thêm bữa phụ là một ít mồi, rau củ quả tươi.

Chỉ cho ăn với lượng thức ăn vừa phải, không được cho chúng ăn no căng diều vì ăn no sẽ lường, béo tốt, không chịu lùng sục tìm ăn, khả năng chiến đấu bị sụt giảm, mất đi bản năng sinh tồn tự nhiên. Thông thường chỉ nên cho ăn từ ½ – ⅔ diều gà.

Mỗi tuần vào lúc mát trời thì nên cho gà ăn thêm 2 lần tỏi, 1 lần ớt để tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh tật.

Nguồn: traigiongthuha.com

Hồng Minh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *