Gà thiếu chất là tình trạng dễ gặp phải ở những trang trại mới bắt tay vào việc chăn nuôi gà. Và việc thiếu sót về kinh nghiệm chăn nuôi gà sẽ ảnh hưởng rất lớn sức khỏe của gà như: gà tăng cân chậm hoặc thậm chí là gầy gò, còi cọc. Do đó, thịt gà sẽ rất ít, khó thể bán với giá cao được. Từ đó, nguồn vốn của người dân có thể bị mất trắng; gây thiệt hại về tài sản nặng và kinh tế gia đình.
Vậy làm cách nào để bà con nông dân có thể biết được tại sao gà lại thiếu chất; biểu hiện của chúng như thế nào. Bởi vì chỉ khi hiểu rõ tường tận mọi việc; thì mới tìm được hướng giải quyết được tận gốc mọi nguồn căn vấn đề.
Nếu bạn đọc quan tâm về cách giải quyết thì hãy theo dõi bào viết sau đây. Traiga.365 sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích; đễ bạn có thẻ làm dày thêm kinh nghiệm chăn nuôi gà lấy thịt của các đọc giả.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà thiếu chất
Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà thiếu chất một cách trầm trọng; đó chính là do hiểu biết của người chăn nuôi về dinh dưỡng cho vật nuôi còn khá hạn chế; hoặc là do chất lượng nguồn thức ăn công nghiệp của gà chưa đạt chất lượng.
Biểu hiện của gà thiếu chất cần phải quan tâm ngay lập tức
Gà bị gầy yếu, xù lông, còi cọc, chậm lớn.
Khi ấp trứng bằng máy ấp trứng hay cho gà mẹ ấp tự nhiên mà tỉ lệ nở kém, chết phôi nhiều thì các bạn cần xem xét lại liệu gà đã ăn đủ chất chưa.
Gà hay có biểu hiện bất thường ở bộ phận nào đó như mắt, lông, chân, hay cắn mổ nhau, các hoạt động không bình thường của cơ thể….
Bổ sung các chất dinh dưỡng nào khi gà thiếu chất
Protein: đây chính là chất đạm một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng. Chức năng của chất đạm: Cung cấp năng lượng cho một hoạt động cơ thể, xây dựng tế bào mới, thay thế tế bào chết. Chất đạm còn gọi là thành phần cấu tạo huyết cầu, nội tiết tố, enzyme. Chất đạm rất cần thiết cho sự sinh sản. Điều hòa tiến trình sinh hóa (dung hòa nồng độ a-xít, kiềm, hỗ trợ việc trao đổi chất giữa các tế bào và huyết quản). Ngoài ra, chất đạm ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại vitamin, là thành phần cấu tạo nhiễm sắc thể và gien di truyền.
Năng Lượng: năng lượng tồn tại ở 2 dạng Glucid và lipid trong thức ăn; glucid chính là tinh bột và lipid chính là chất béo. Nói như vậy chắc dễ hình dung ra hơn. Tinh bột có nhiều trong các loại thức ăn như bắp ngô, khoai mì, cám, gạo…Chất béo chính là dạng mỡ động vật hay dầu thực vật. Trong thức ăn cần cung cấp đầy đủ 2 dạng năng lượng trên.
Khoáng chất: hay còn gọi là các chất vi lượng như sắt, đồng, iod, cobal, mangan, molyden, selen, vanadi, kẽm, thiếc, crom, asen, kali.
Vitamin: là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp; nhưng vitamin có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả các quá trình sống.
Nước: nước chiếm tới 80% khối lượng cơ thể, nó tham gia vào tất cả các quả hoạt động của thể; do vậy nước cực kỳ quan trọng. Thiếu nước một ngày có thể dẫn tới cái chết.
Nguồn: theo trai giong thu ha
Bích Oanh