Cách trị tang cho gà chọi hiệu quả

mất:3 phút, 27 giây để đọc.

Không phải người nuôi gà nào cũng biết cách để chữa trị cho bị tang một cách hiệu quả; hay gà bị cựa thì cho dùng thuốc gì hợp lý. Sau khi trải qua một trận thi đấu, chiến kê không ít thì cũng sẽ gặp phải nhiều tình trạng như bị tang và phù. Vì vậy việc điều trị cho gà là một điều vô cùng cần thiết để gà có thể hồi phục sức khoẻ hoàn toàn và có thể lực để chiến đấu trong những trận sau.

Gà chọi bị tang có biểu hiện như thế nào?

Nhiều người mới bắt đầu chơi gà chọi có thể vẫn chưa biết hiện tượng gà bị tang như thế nào. Bị tang là tình trạng phổ biến của gà diễn ra sau quá trình thi đấu và gặp phải các tổn thương cơ thể như gãy xương, bầm tím, phù nề, quắp ngón, xỉu…

Các vết thương ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thi đấu của gà chọi nếu như nó không được chăm sóc và chữa trị kịp thời.

cach-tri-tang-cho-ga-choi-hieu-qua

Thuốc trị tang cho gà

Các sư kê có thể sử dụng thuốc tan máu bầm và thuốc kháng sinh tổng hợp (B625, B1000) nhằm tránh cho gà bị nhiễm trùng và lành vết thương nhanh hơn.

Nếu gà bị đánh cho nôn ra máu thì chủ kê cần phải vệ sinh kỹ diều của gà để làm sạch máu đông bên trong. Sau đó, cần cho gà chọi uống nước mắm nhĩ, và cho gà ở tại nơi ấm áp, kín gió.

Ngày tiếp theo, xay cua đồng lọc bã rồi cho gà uống. Cách này sẽ rất hiệu quả để gà hồi phục các vết thương bên trong cơ thể.

Trường hợp gà bị thương ở mắt do cựa sắt của gà đối phương đánh phải; cần sử dụng hoa đu đủ để chữa trị.

cach-tri-tang-cho-ga-choi-hieu-qua

Dùng hoa đu đủ vò nát, chà lên mắt gà. Mắt bị thương sẽ nhanh lành hơn. Nhiều người còn sử dụng ruồi xanh chà lên mắt, nhưng cách này đem lại hiệu quả không cao.

Nếu chiến kê bị trúng gió, vẹo cổ, sư kê cần dùng dầu gió bóp cho gà 2-3 lần vào chỗ bị đau; và bóp 1 lần trước khi gà ngủ. Trong 1-2 ngày tiếp theo cần quan sát tình trạng của gà đã tiến triển chưa. Cho gà ở trong chuồng kín gió, ấm áp để gà nhanh khoẻ lại.

Nếu gà bị gãy cánh, xệ cánh thì dùng nẹp giữ cố định cánh cho gà. Chăm sóc gà trong chuồng có kích thước nhỏ để tránh việc cử động, đồng thời bổ sung nhiều canxi cho gà. Sau 1 tháng, tháo nẹp để xem gà còn bay được nữa hay không. Nếu cánh vẫn cử động tốt,tiếp tục nuôi dưỡng để thi đấu. Nếu không còn bay được thì để gà nghỉ và thả mái.

Chế độ chăm sóc gà bị tang

Chiến kê bị tang nặng thường rất mệt mỏi và có sức đề kháng rất thấp. Các vết thương gặp phải cũng dễ rất bị nhiễm trùng. Vì vậy, cần cho gà ở trong những nơi ít gió, thoáng đãng, sạch sẽ và đủ ấm. Nếu như vết thương bị nhiễm lạnh thì sẽ phát triển trầm trọng hơn.

Theo kinh nghiệm dân gian thì ở ngày bị thương đầu tiên, không nên cho gà bị tang ăn ngay. Cho chiến kê nhịn đói, rồi ngày sau cho ăn cơm nóng và rau xanh. Các loại đồ tươi như lươn, cá…cũng có thể cho ăn nhưng cần được nấu chín. Chế độ ăn này thực hiện từ khi gà bi tang đến khi gà khoẻ mạnh hoàn toàn.

Trên đây là những thông tin về cách trị gà bị tang. Qua bài viết này, hy vọng các chủ kê đã có cho mình những cách chăm sóc, nuôi dưỡng gà bị tang tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi.

Theo dagacuasat.net

Nguyễn Thị Vĩnh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *