Cách chữa bệnh lậu đế cho gà chọi hiệu quả

mất:4 phút, 7 giây để đọc.

Lậu đế là một trong các căn bệnh phổ biến mà gà chọi thường hay mắc phải; nó có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động cũng như khả năng thi đấu hằng ngày của chiến kê. Nếu như các sư kê không biết cách chữa trị lậu đế hiệu quả cho hoặc nếu không được chữa trị đúng cách để dứt điểm căn bệnh thì gà sẽ không thể di chuyển như bình thường được; thậm chí rất có thể sẽ bị mất đi đôi chân.

Vậy cách chữa bệnh lậu đế cho gà chọi hiệu quả ra làm sao? Có đơn giản hay không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà chọi bị lậu đế

Do trong quá trình giao chiến gà bị đối thủ tung các cú đá dẫn đến bị thương hoặc do gà tiếp xúc với các vật nhọn sắc khiến chúng bị trầy xước trên da gây ra bệnh lậu đế hình thành.

Những vết thương do lậu đế gây ra nếu không phát hiện sớm và không khử trùng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trong vết thương, là nguyên nhân khiến gà bị bệnh lậu đế.cach-chua-benh-lau-de-cho-ga-choi-hieu-qua

Cách chữa gà bị lậu đế (thối)

Bệnh lậu đế ở gà được chia thành hai mức độ : bệnh nặng và bệnh nhẹ. Với mỗi mức độ sẽ có những bài thuốc chữa gà bị lậu đế khỏi bệnh như sau:

Gà mới chớm bị bệnh (Chỉ mới xuất hiện vảy ốc bám ở đế): Bạn chỉ cần dùng vôi bột trộn cùng với cát trong chuồng nuôi gà theo tỷ lệ 1:5, để một thời gian ngắn gà sẽ khỏi.

Khi gà bị bệnh ở mức độ nhẹ: bạn chỉ cần pha loãng muối với nước ấm, sau đó dùng nước này cho gà ngâm chân mỗi ngày ( trong khoảng 30- 60 phút), Sau mỗi lần ngâm chân cho gà xong, nên dùng tay hoặc nhíp để bóc dần phần bã mềm ở chân gà ( nhẹ nhàng không bóc sâu khiến gà rớm máu). Cứ như vậy đều đặn khoảng 15 ngày bệnh sẽ được chữa khỏi hẳn

Hướng dẫn chi tiết mổ đế cho gà chọi

Chuẩn bị dụng cụ

Nước muối loãng, kéo, dao lam, bông gòn, oxy gà, cồn vàng sát trùng, nhọt kimdan, gạc băng vết thương.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm 1 số đồ để mổ và băng bó cho gà tốt hơn cũng như giúp gà nhanh khỏi gồm có cao tan, alpha choay, Cadicelox 200, Long huyết PH, Nhộng lao…

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Cho gà ngâm chân sạch sẽ trong nước muối loãng để vết lậu đề mềm và bở ra
  • Bước 2: Dùng kéo hoặc dao lam cắt bỏ phần bị lậu đề trên chân. Chú ý phải loại bỏ sạch sẽ nhân vết lậu mới thôi
  • Bước 3: Dùng bông gòn lâu sạch máu, nhỏ thêm oxy gà để sát trùng vết thương rồi lau khô
  • Bước 4: Dùng cồn vàng/ cồn i-ốt lau vết thương, thấm khô cồn bằng bông sau đó. Tiếp đến, dán thêm cao dán nhọt kimdan đã hơ nóng trước đó vào phần vết thương
  • Bước 5: Lấy gạc băng lại vết thương lại ( băng chéo qua củ bàn, nới lỏng tay, không băng quá chặt vì sẽ làm hỏng chân ga).  Sau đó mỗi tuần lại gạc và dán lại một lần cho đến khi gà lành hẳn.

Chú ý sau khi mổ đế gà

Sau khi thực hiện tất cả những công đoạn trên, cần nhốt gà tại chuồng có cát sạch ( trộn vôi bột) và khô. Tuyệt đôi giữ chuồng không bị ẩm ướt, bẩn thỉu.

cach-chua-benh-lau-de-cho-ga-choi-hieu-qua

Che chắn chuồng thật tốt, hạn chế cho gà chạy nhảy, đi lại sau khi mổ.

Sát trùng miệng vết thương và thay băng gạc cho gà hàng ngày bằng oxi già

Trong 7-10 ngày đầu, cho gà uống các thuốc bổ trợ mỗi sáng và chiều:  alpha choay ( 1 viên)  + long huyết PH ( 1 viên) + nửa viên cadicelox 200 và 1 viên nhộng lao. Ngoài ra, nếu gà chậm tiêu thì có thể cho uống men tiêu hoá eltergromina

Thời gian để gà lành sau mổ thường rơi vào khoảng 2 tuần. Trong thời gian đó, bạn cần thay cao dán và gạc ít nhất 1 tuần/ lần

Khi vết thương đã lành và bong vảy, không rút chỉ vội. Đầu tiên, cần ngâm chân gà vào nước muối và đường phèn để chân lành hẳn. Tuyệt đối không bóc vảy ở chân gà mà để nó tự bong.

Khi gà lành hẳn, phải cho gà vào chuồng rộng, không được đúc mái. Để một thời gian sau đó cho chạy giàng thì mới vần.

Theo dagacuasat.net

Nguyễn Thị Vĩnh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *