Cách chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

mất:4 phút, 1 giây để đọc.

Hiện nay, chăn nuôi gia cầm trong mô hình kín là một trong những phương pháp khá phổ biến. Hầu hết mô hình chăn nuôi này thường được phát triển ở một số nước như Mỹ, Nhật, Pháp và đã mang lại nhiều hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm.

Từ khi mô hình này du nhập vào nước ta, thì có những người vẫn còn chưa biết về mô hình nuôi gia cầm kín. Vậy thì trong bài viết này Traiga365 sẽ chia sẻ đến cho bạn về phương pháp chăn nuôi trong mô hình kín, hãy cùng lưu lại nhé.

Ưu điểm khi sử dụng mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

Với mô hình chăn nuôi này thì chắc chắn sẽ mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ vào các ưu điểm như:

– Bảo đảm vật nuôi trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm

– Giảm lượng thức ăn tiêu hao trong điều kiện môi trường lạnh

– Tạo năng suất trứng trở nên ổn định, quanh năm

– Tỷ lệ chết của gà đẻ giảm mạnh

– Không cần cắt mỏ gia cầm

– Dễ kiểm soát bệnh tật

– Tiết kiệm diện tích chăn nuôi

– Ngăn chặn vấn đề ô nhiễm môi trường

Những điều cần lưu ý khi thiết kế chuồng kín

Với kỹ thuật chăn nuôi trong chuồng kín thì điều quan trọng nhất chính là việc làm chuồng. Trong thiết kế kiểu chuồng kín này có một số đặc điểm cần lưu ý:

– Nguyên liệu làm chuồng: 

Nguyên liệu là vấn đề cơ bản cho việc làm chuồng, nếu nguyên liệu không đảm bảo thì kiểu chuồng này không đạt được kết quả như mong muốn. 

Tất cả nguyên liệu làm tường, làm mái phải là nguyên liệu cách nhiệt (nguyên liệu này được bán khá phổ biến và rất rẻ tiền ở Nhật Bản). Khung nhà được làm bằng sắt.

– Thông gió: 

Đây là điều rất quan trọng trong việc thiết kế chuồng kín. Có 2 kiểu thông gió, kiểu thứ nhất là gió được đưa vào chuồng gia cầm từ một bên tường và được hút ra bằng quạt gió ở tường đối diện.

Kiểu thứ 2 là gió được hút từ ngoài vào bằng quạt từ đầu xối chuồng, thổi ra ở xung quanh tường và lên nóc chuồng. 

Vận tốc của quạt gió này sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng cũng như đưa không khí sạch vào chuồng gia cầm. Và hút không khí bẩn trong chuồng nuôi ra ngoài.

– Trang thiết bị chuồng nuôi: 

Trang thiết bị này bao gồm máng ăn, máng uống, kệ nuôi gia cầm; hệ thống di chuyển phân, hệ thống ánh sáng… 

Hệ thống máng uống tự động cũng đã góp phần tiết kiệm đến 40% lượng nước và đảm bảo vệ sinh tối đa nguồn nước cũng như sự lây truyền các mầm bệnh.

Giá trị kinh tế của kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

Trong nuôi gia cầm thịt, loại chuồng kín, hoàn toàn tự động (Automated broiler house) cũng đã được đưa vào sử dụng ở Nhật. 

Với loại chuồng này, gia cầm nuôi thịt không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, thậm chí cả chương trình vacxin. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao và sản phẩm thịt gà rất an toàn, sạch sẽ.

Ông Âu Thanh Long, chủ trang trại 120.000 con gia cầm thịt tại ấp Bình Chánh, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai cho biết: 

“Khi nuôi gia cầm thịt trong chuồng kín thì hầu hết các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều tốt hơn rất nhiều so với phương thức nuôi chuồng hở (kiểu chăn nuôi truyền thống)”.

Cụ thể là khối lượng gia cầm lúc 42 ngày tuổi đạt 2,6kg, cao hơn 0,2 kg (7,7%). Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 1,8kg, thấp hơn 0,3kg (14,2%). Và tỷ lệ nuôi sống 97%, cao hơn 5%; tốc độ tăng trọng hàng ngày đạt 62g, cao hơn 5g (8%).

Đặc biệt gia cầm thịt nuôi trong chuồng kín rất đồng đều khi bán thịt, gà hầu như không bị bệnh tật trong suốt quá trình nuôi. Chi phí vacxin và thuốc kháng sinh chỉ mất khoảng 700 đ/con.

Trong khi đó nuôi theo phương thức chuồng hở, chi phí này khoảng 2.000đ/con. Cao hơn 2,8 lần so với nuôi gia cầm trong chuồng kín.

Theo bà Ba Huân là giám đốc công ty Ba Huân, thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay có đến khoảng 1/3 trang trại nuôi gia cầm trong hệ thống của công ty đang áp dụng kỹ thuật chăn nuôi này

Theo Thvm.vn

Nguyễn Quỳnh

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *