Các giải pháp trong chăn nuôi gia cầm

mất:4 phút, 37 giây để đọc.

Trong chăn nuôi đôi khi cũng sẽ gặp phải một số rủi ro. Một trong những nguyên nhân đó chính là bạn chưa cập nhật được kiến thức trong chăn nuôi gia cầm.

Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh ở gia cầm đang là vấn đề hầu hết mọi người đều quan tâm. Có thể bạn chưa biết, môi trường nuôi gia cầm hiện nay đang ô nhiễm, đây là nguyên nhẫn dẫn đến các dịch bệnh gia cầm.

Thế nhưng làm thế nào để mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi gia cầm. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết này của Traiga365 chúng tôi ngay sau đây nhé.

1. Một số giải pháp trong cách ly trong chăn nuôi gia cầm

Về vị trí chuồng nuôi gia cầm

Tốt nhất là nên đặt ở những nơi xa khu dân cư, các trang trại chăn nuôi khác và tránh các công trình công cộng.

Ngoài ra, còn phải xa chợ, xa các mò giết mổ. Nuôi gia cầm cần phải nuôi trong khu riêng, được rào tường bao quanh. Đồng thời phải bảo đảm về mặt vệ sinh, thường xuyên vệ sinh chuồng trại đúng định kỳ.

2. Các giải pháp quản lý di chuyển trong chăn nuôi gia cầm

Đối với con người

Phải hạn chế mức thấp nhất khách viếng thăm trại; công nhân chăn nuôi bố trí ăn ở tại trại: trước khi vào trại phải tắm rửa, vệ sinh, khử trùng, thay quần áo, mũ, ủng… 

Đặc biệt gia đình công nhân không nên chăn nuôi gia cầm ở gia đình mình, cán bộ thú y, nhân viên kiểm tra phải tuân thủ các điều kiện khi ra vào trại. 

Mọi công việc nên tiến hành từ đàn gia cầm nhỏ đến đàn gia cầm lớn tuổi hơn, từ đàn bệnh đến đàn khoẻ mạnh. Và cán bộ thú y làm ở trại không hành nghề thú y bên ngoài.

Đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm

Gia cầm giống đưa vào trại phải khỏe mạnh. Gia cầm phải lấy từ đàn đã được kiểm tra không nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Gia cầm mới nhập phải nuôi cách ly tối thiểu 3 tuần để theo dõi.

Cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ không được mang sản phẩm gia cầm (trứng, thịt gia cầm) vào trại để sử dụng.  Trứng gia cầm đưa vào trại ấp phải lấy từ những cơ sở đã được xét nghiệm không nhiễm mầm bệnh.

Phương tiện vận chuyển nội bộ riêng trong trại. Các xe vận chuyển trước khi vào trại phải được phun xịt khử trùng bằng hóa chất.

Dụng cụ chăn nuôi 

Mỗi khu trại chăn nuôi gia cầm phải sử dụng riêng. Trường hợp luân chuyển dụng cụ phải vệ sinh khử trùng.

3. Vệ sinh trong chăn nuôi gia cầm

– Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với tất cả những người có liên quan đến quản lý, chăn nuôi trước khi ra vào trại.

– Thức ăn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, được sản xuất từ các cơ sở sản xuất thức ăn uy tín trên thị trường, không sử dụng thức ăn bán trôi nổi hoặc mua thức ăn từ các cơ sở không rõ nguồn gốc.

– Nước uống phải sử dụng từ nguồn nước ngầm, nước máy đảm bảo, nên định kỳ khử trùng dụng cụ chứa đựng nước uống.

– Phải có hố sát trùng, máy phun xịt sát trùng để trước cổng ra vào trại và ngay cửa ra vào các khu chăn nuôi gia cầm trong trại.

– Định kỳ hàng tuần phải vệ sinh tiêu độc toàn khu vực trại, phát quang, khơi thông cống rãnh, rắc vôi bột, phun xịt thuốc sát trùng.

– Thu dọn, xử lý chất thải trong trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi hàng ngày.

– Sau khi xịt rửa chuồng trại phải để khô nền chuồng và tường, sau đó quét bằng nước vôi nồng độ 20%, hoặc phun xịt bằng các loại hóa chất thích hợp.

– Tiêu diệt và ngăn chặn các loại động vật gây hại trực tiếp với gia cầm như chuột, chim hoang dã…

– Khi có gia cầm chết phải xử lý xác chết bằng cách đào hố sâu, đổ dầu đốt, rắc vôi bột và lấp kỹ.

– Tuyệt đối không được vứt xác chết bừa bãi làm ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh.

4. Nuôi dưỡng

– Nên nuôi nhốt gia cầm ở mật độ thấp (bằng 50% mật độ gia cầm/m2 ).

– Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, đủ thành phần dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh thú y.

– Bổ sung chất khoáng, vitamin, các chất điện giải đầy đủ để chống stress.

– Cung cấp đầy đủ nước uống sạch trong quá trình chăn nuôi.

5. Sử dụng vacxin

Sử dụng đầy đủ các loại vacxin hiện đang có bán rộng rãi trên thị trường. Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như: Dịch tả, Cúm gia cầm, Gumboro, Đậu gà, Tụ huyết trùng, Viêm phế quản truyền nhiễm, … theo đúng độ tuổi, quy trình cho các loại gia cầm. 

6. Quan hệ xung quanh

Cần tạo mối quan hệ thật tốt với các gia đình xung quanh để có ý thức cùng bảo vệ đàn gia cầm và bảo vệ môi trường  sạch bệnh. Thường xuyên nắm bắt thông tin kịp thời để xử lý các tình huống, đặc biệt khi có dịch bệnh.

Theo Ninhthuan.gov.vn
Nguyễn Quỳnh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *