CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÙ ĐẦU Ở GÀ

mất:3 phút, 55 giây để đọc.

Bệnh phù đầu ở gà còn được gọi là bệnh viêm mũi truyền nhiễm (bệnh Coryza). Do một loại vi khuẩn tên là Haemophillus paragallinarum gây nên. Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng. Đặc biệt thấy xuất hiện nhiều nhất ở gà con từ bốn tuần tuổi trở đi. Với những biểu hiện đặc trưng như: chảy nước mũi, hen khò khè, mặt phù thũng, sưng đầu và hốc mắt, viêm kết mạc.

Bệnh phù đầu ở gà

Bệnh hay kéo dài 1 đến 2 tuần và lây lan vô cùng nhanh qua đường không khí hoặc lây theo sự tiếp xúc giữa gà bi nhiễm bệnh và gà khỏe. Bên cạnh đó bệnh còn có khả năng lây truyền qua thức ăn và nước uống đã bị nhiễm khuẩn. Tỉ lệ gà nhiễm bệnh cao khoảng từ 40 đến 70%. Nhưng tỉ lệ chết thấp chỉ từ 5 đến 10%. Tuy vậy, khi có sự kết hợp giữ những tác nhân gây bệnh khác như Mycoplasma gallisepticum, đậu gà, tụ huyết trùng bệnh sẽ trở thành trầm trọng hơn và tỉ lệ chết có thể lên tới 35 đến 40%.

Triệu chứng khi nhiễm bệnh

Sau khoản thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 10 ngày, ở gà nhiễm bệnh, những triệu chứng bắt đầu xuất hiện như :

– Sưng đầu, mặt phù thũng

– Viêm mũi: Dịch viêm chảy ra từ mũi lúc đầu trong, sau trắng đục. Khi để lâu dịch đặc lại thành cục phình to 2 bên mũi. Cho nên gà mắc bệnh hay khó thở, hen khò khè và khi thở phải mở miệng. Tới đây chúng ta nhận thấy đầu gà mắc bệnh rất giống “đầu cú”. Đây là triệu chứng đặc biệt điển hình của bệnh phù đầu gà.

– Viêm kết mạc mắt.

– Tích sưng phồng.

– Tỉ lệ đẻ trứng giảm từ 10 đến 40%.

Gà chết nghi ngờ nhiễm bệnh phù đầu, khi mở ra thấy các bệnh tích sau:

– Ổ viêm xoang mũi thỉnh thoảng có cục viêm bã đậu.

– Tổ chức dưới da, đầu phù thũng.

– Viêm kết mạc mắt.

– Viêm thanh quản, khí quản và đôi khi viêm phổi.

Bệnh phù đầu ở gà cần được phân biệt với các bệnh sau: bệnh tụ huyết trùng mãn tính, đậu gà (có những hạt đậu dưới da ở vùng mặt), thiếu vitamin A (niêm mạc mắt, ruột, da và lông khô, sần sùi). Viêm thanh khí quản truyền nhiễm, C.R.D – viêm hô hấp mãn tính (viêm phổi và viêm túi khí).

CÁCH ĐIỀU TRỊ

Do bệnh được gây ra bởi vi khuẩn nên dùng kháng sinh trong điều trị là vô cùng cần thiết và cách thức thực hiện như sau:

Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da NORFLOXILIN liên tục trong năm ngày theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Kết hợp cho uống TERRA-COLIVIT với liều lượng 2g/1lít nước. Cho uống liên tiếp trong 5 ngày để phòng các tác nhân gây bệnh kế phát. Cũng như kích thích tăng trọng, tăng sản lượng trứng, tăng tỷ lệ trứng có phôi.

Cần sử dụng men Navet-Biozym thêm 7 ngày sau khi ngừng dùng kháng sinh để đàn gà chóng phục hồi sức khoẻ.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

Trong quá trình phòng bệnh, cần đặc biệt chú ý rằng khi khỏi bệnh tuy cơ thể con vật có tạo được miễn dịch. Nhưng chúng lại mang trùng, nên dễ gây bệnh cho những đàn nuôi sau. Vì thế khi nhập đàn gà mới về cần chú ý không nuôi chung hoặc nhốt chung đàn cũ và đàn mới trong cùng một khu vực.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, và phun thuốc sát trùng NAVETKON-S hoặc BENKOCID định kỳ 2lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài môi trường.

Bổ sung VITA-ELECTROLYTES (NAVETCO) và TERRAMYCIN TRỨNG trong nước uống theo chỉ định giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi và tăng năng suất cho gia cầm đẻ trứng cũng như tăng tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở cao.

Ngoài ra, người ta còn dùng vacxin để phòng bệnh phù đầu trên đàn gà đẻ. Hiện trên thị trường có các loại vacxin như: Haemovac, OVC-4 và Ariffa-RII.

Xem thêm : Bệnh nấm diều: Nấm men gây các triệu chứng, bệnh tích trên gà như thế nào?

Trích từ traigiongthuha.com

Mỹ Hẹn

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *