Biện pháp phòng bệnh đậu nổi trái ở bồ câu

mất:3 phút, 15 giây để đọc.

Bệnh đậu (Pigeon Pox) còn được biết đến với một tên gọi khác là đậu nổi trái ở bồ câu. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở chim bồ câu. Nguyên nhân do virus thuộc nhóm Avipox gây ra.

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân; đây là thời điểm khí hậu tương đối hanh khô; chim bồ câu từ 1 đến 3 tháng tuổi là mẫn cảm và dễ mắc phải căn bệnh này hơn cả.

Triệu chứng bệnh đậu nổi trái

Thể ngoài da

– Chim cút bị bệnh sẽ nhanh chóng sụt cân; gầy còm và trên da bắt đầu xuất hiện vết mụn.

– Trên da hình thành các mụn đậu ở các vị trí như: mào; yếm; khoé mắt; khoé miệng; da chân và quanh hậu môn

– Khi mới xuất hiện; các mụn đậu chỉ là những nốt sần nhỏ có màu nâu xám hay xám đỏ. Về sau sẽ to dần như hạt đậu; sờ vào thấy sần sùi.

– Lưu ý các nốt đậu mọc ở mắt làm chim khó nhìn; chảy nước mắt nước mũi từ đó gây khó thở

– Nốt đậu khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, có mủ màu trắng ngà. Khi khô sẽ đóng vảy rồi dần bong tróc đi, Mụn đậu ở chim bồ câu có thể nói là lành nhanh chóng

Thể niêm mạc 

– Thường xảy ra trên chim con; chim bệnh có biểu hiện như: khó thở; biếng ăn (lí do xuất phát từ việc niêm mạc hầu và họng bị đau; sốt; nước nhờn từ miệng chảy ra có máu lẫn mủ

– Kiểm tra niêm mạc ở khoé miệng; hầu họng và thanh quản phủ lớp màng giả (bựa) màu trắng. Khi bóc lớp màng giả đi sẽ thấy lớp niêm mạc màu đỏ. Về sau quá trình viêm sẽ lan ra mắt và mũi

– Niêm mạc thanh quản, khí quản xuất huyết và có nhiều đờm đặc

– Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ từng đám.

– Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt.

Biện pháp can thiệp

Phòng bệnh đậu nổi trái ở chim cút

– Chủ trang trại cần nhớ tiêm chủng ngừa cho chim cút con từ 7 – 10 ngày tuổi bằng vaccine đậu bồ câu Pigeon Pox đậu nhược độc.

– Dùng kim đâm qua màng cánh để chủng đậu; sau 5 ngày cần tiến hành kiểm tra lại vết chủng; nếu thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai.

– Ở Việt Nam hiện nay; do không có vacxin đậu bồ câu nên người chăn nuôi thường dung vacxin đậu gà để chủng cho bồ câu nên hiệu quả phòng bệnh không cao do chủng virus gây bệnh trên gà và bồ câu là khác nhau. Chính vì vậy, lúc này bà con chăn nuôi cần tích cực phòng bệnh ngay từ đầu là tốt nhất.

Phương pháp chủng đậu ở màng cánh.

Cách điều trị:

– Lưu ý hiện nay không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu. Chúng ta chỉ có thể điều trị triệu chứng hoặc dùng các loại kháng sinh để đề phòng bội nhiễm xảy ra.

– Đối với mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10%, thuốc tím CuSO4 5% hoặc xanh methylen để bôi ngoài da.

– Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh. Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt hoặc sử dụng thuốc mỡ Tetracyclin 1% để bôi.

Trên đây là giới thiệu sơ bộ của chúng tôi về bệnh đậu nổi trái ở chim cút. Hi vọng bài chia sẻ ngắn này đã mang  đến cho bà con nhiều thông bổ ích. Xin cảm ơn.

Nguồn nhachannuoi.vn

Lê Dung

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *