Biện pháp khắc phục ấp trứng không bình thường ở gia cầm

mất:3 phút, 48 giây để đọc.

Giai đoạn ấp trứng ở gia cầm là một khâu vô cùng quan trọng đối với những hộ chăn nuôi. Nhưng tỉ lệ gà nở thấp sẽ khiến người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề nếu như áp dụng phương pháp ấp trứng truyền thống trước đây. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến đã giúp người chăn nuôi có thể ấp cùng lúc rất nhiều trứng; đó là máy ấp trứng với tỉ lệ trứng nở cao và cho ra nguồn giống có chất lượng tốt. Tuy nhiên để hạn chế hiện tượng ấp trứng không bình thường và đảm bảo tỷ lệ ấp nở ca ở gia cầm là một điều vô cùng cần thiết.

Biện pháp khắc phục

bien-phap-khac-phuc-k-trong-ap-no-trung-hong-binh-thuonggia-cam

Lựa chọn trứng giống đạt tiêu chuẩn

Trứng đạt tiêu chuẩn trứng giống là trứng:

– Lấy từ đàn gia cầm bố mẹ đảm bảo tiêu chuẩn giống, được nuôi dưỡng theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ trống/mái theo tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại gia cầm và từng loại trứng giống;

– Có khối lượng phù hợp với tiêu chuẩn giống, không to hoặc nhỏ quá;

– Hình dạng, màu sắc đặc trưng giống, không dị dạng;

– Vỏ không bẩn, không sần sùi, không mỏng hoặc dày quá;

– Không có vết máu, không có bọt khí, không bị rạn nứt.

bien-phap-khac-phuc-k-trong-ap-no-trung-hong-binh-thuonggia-cam

Bảo quản trứng giống đúng kỹ thuật

Để có được tỷ lệ ấp nở cao và gia cầm con khỏe mạnh, trứng giống cần được bảo quản đúng kỹ thuật:

– Nơi bảo quản khô, thoáng và sạch.

– Nhiệt độ và ẩm độ phòng bảo quản phải phù hợp để trứng không bị hỏng và phôi không chết hoặc phát triển sớm.

Bảng chỉ số nhiệt độ và độ ẩm phù hợp nhất để bảo quản trứng giống

Thời gian bảo quản Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%)
7 ngày 15 – 18 75 – 80
4 ngày 18 – 24 75 – 80

Chế độ ấp đúng

* Nhiệt độ

Trứng gà Trứng vịt
Ngày ấp Nhiệt độ Ngày ấp Nhiệt độ
1 – 15 37,80C 1 – 7 37,6 – 37,80C
16 – 18 37,50C 8 – 24 37,6 – 37,80C
19 – 21 36,8 – 37,10C 25 – 28 37,20C

Ngày ấp thứ 21 (trứng gà), ngày ấp thứ 28 (trứng vịt) trứng ấp được chuyển sang máy nở.

* Ẩm độ

– Nửa chu kỳ đầu nên duy trì độ ẩm trong máy khoảng 60 – 65% để giảm độ bay hơi nước trong trứng;

– Nửa chu kỳ sau nên duy trì độ ẩm  70 – 75% để đủ bay hơi nước nội sinh tạo ra trong quá trình trao đổi chất của phôi.

Lưu ý: Việc thay đổi độ ẩm chỉ áp dụng cho máy ấp đơn kỳ. Nếu máy ấp đa kỳ thì chỉ thay đổi độ ẩm ở mẻ ấp đầu tiên, những mẻ ấp tiếp theo giữ nguyên độ ẩm đã đặt sẵn.

* Đảo trứng và làm mát

– Yêu cầu mỗi giờ đảo trứng 1 lần (máy ấp đảo tự động hoặc bằng tay;

– Đối với trứng vịt hướng thịt, trứng ngan, trứng ngan lai vịt, ngoài việc máy ấp đảo trứng mỗi giờ một lần, phải chuyển trứng ra ngoài máy để đảo trứng bằng tay (đảo từng quả), đồng thời kết hợp phun nước dưới dạng sương mù để làm mát trứng.

Lưu ý: Đảo xong khay nào làm mát luôn khay đó, thời gian làm mát mỗi lần 5 – 15 phút (thời gian làm mát tăng dần theo ngày ấp).

* Kiểm tra, soi trứng trong khi ấp

Loại trứng Thời gian trứng trong máy ấp Thời gian trứng trong máy nở
Trứng gà Ngày ấp 1 – 18 Ngày ấp 19 – 21
Trứng vịt Ngày ấp 1 – 24 Ngày ấp 25 – 28
Trứng ngan Ngày ấp 1 – 30 Ngày ấp 31 – 34
Trứng ngan lai vịt Ngày ấp 1 – 26 Ngày ấp 27 – 30

– Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến của nhiệt độ, ẩm độ trong máy, cần thiết phải điều chỉnh kịp thời.

 – Soi trứng:

+ Lần 1: Ngày ấp thứ 7, loại bỏ trứng không phôi, chết phôi;

+ Lần 2: Ngày ấp thứ 18, loại bỏ trứng chết phôi, trứng cùi dừa cạnh (loại trứng mà phôi không hấp thu hết lòng trắng, lòng trắng dính vào vỏ, không có khả năng nở, nếu nở gia cầm cũng bị hở rốn);

 + Kỹ thuật soi trứng: Soi từng quả hoặc soi cả khay; dùng đèn chuyên dụng hoặc đèn soi có ánh sáng tập trung.

Theo nhachannuoi.vn

Nguyễn Thị Vĩnh

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *