Bệnh rụng lông trên ngan có gì đáng chú ý

mất:3 phút, 52 giây để đọc.
Những người nuôi ngan rất hay gặp tình trạng ngan bị rụng lông. Vậy nguyên nhân và cách điều trị cụ thể như thế nào? câu trả lời có ngay sau đây xin mời độc giả tham khảo.

Nguyên nhân

Bệnh rụng lông suy nhược ở ngan xuất phát từ loại sâu vi trùng Parvovirus (hay còn được gọi là bệnh Derzsy’s. Bệnh này thường xảy ra ở các hộ chăn nuôi quy mô gia đình và cả các trại chăn nuôi lớn trên phạm vi toàn quốc.
Ngan thường sẽ phát bệnh khi được nuôi với mật độ cao; điều kiện vệ sinh chuồng trại và thức ăn không đảm bảo. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như thời tiết xấu; sức khỏe sau khi tiêm phòng không ổn; sau khi vận chuyển do bị strees; giảm sức đề kháng.

Triệu chứng bệnh rụng lông trên ngan

– Bệnh xảy ra trên ngan con mới nở được vài ngày tuổi (khi ngan bố mẹ bị bệnh là lây truyền)
– Phân của vịt chuyển từ màu trắng sang màu xanh và nhầy; kèm theo đó chân có thể bị bại liệt; bỏ ăn; kém ăn; tỉ lệ chết là 80 – 90% trong vòng vài ngày
– Đối với ngan  từ 4-6 tuần tuổi sẽ dễ mắc bệnh nhất. Biểu hiện rõ nhất là bỏ ăn; bại chân; đi đứng không vững; ngan hay nằm ngửa; chân dẫy giụa và tỉ lệ chết là hơn 50%.
– Bệnh cũng xảy ra ở đàn vịt ngan sinh sản; nhưng không biểu hiện rõ triệu chứng như ở ngan con. Vịt có rụng lông khi quan sát trên chuồng, tỉ lệ chết thấp dưới 10%, vịt chết rải rác nên khó phát hiện, sản lượng trứng giảm. Mầm bệnh lan truyền sang trứng nên vịt con sau khi nở bị chết với tỉ lệ cao. Nếu phát hiện bệnh trên vịt sinh sản  thì nên loại bỏ đàn vịt mắc bệnh.

Phòng bệnh

Bệnh Derzsy’s (bệnh rụng lông trên ngan) hiện không có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Người chăn nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp sau sẽ cho kết quả tốt:

– Bệnh Derzsy’s dễ xảy ra tcungfngan con và ở những đàn mà bố mẹ có tiền sử đã bị bệnh; vì vậy nên chủ trang trại hãy chọn mua ngan con ở những cơ sở chăn nuôi có uy tín.
– Các đàn ngan đã bị bệnh Derzsy’s không nên được sử dụng để nhân giống. Chỉ dùng trứng từ những đàn bố mẹ không bị nhiễm parvovirus mới được dùng để ấp.
– Không được nuôi ngan với các lứa tuổi khác nhau trong cùng một ô chuồng.
– Cách ly ngan bệnh ngay khi xảy ra dịch bệnh và hai ngày sát trùng chuồng một lần.
– Mỗi khi thời tiết thay đổi, nên cấp thuốc cho vịt để tăng sức đề kháng giúp đàn vịt luôn khỏe mạnh như SANFO LIQID; SANFO DETOX; SANFO ACEMIN. Bên cạnh đó nên cấp thêm vitamin bổ sung như: ADE.B-COMPLEX  hoặc GLUCO KCE captox; FEACOMB EXTRA từ 3-5 ngày mỗi đợt.
– Tiêm chủng vaccine parvovirus nhược độc để phòng bệnh. Các nghiên cứu cho thấy chỉ có loại vắc-xin có chứa  cả  parvovirus ngỗng và parvovirus ngan mới có khả năng bảo vệ cao
– Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất chuồng lứa ngan

Trị bệnh

– Loại ngay những con ngan có biểu hiện lâm sàng như: mỏ ngắn; thè lưỡi; chậm lớn; biếng ăn và luôn ủ rũ một chỗ

– Mặc dù bệnh rụng lông trên ngan (Derzsy’s) chưa có thuốc đặc trị; nhưng vẫn phải cấp kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát. Luôn cung cấp vitamin và men vi sinh để tăng sức đề kháng, giúp giảm thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra.

Những thuốc kháng sinh cho kết quả tốt với các nhiễm khuẩn thứ phát có thể kể đến như:
– QUINO 20% GOLD: 1ml/20kg TT/ ngày hoặc 1ml/4 lít nước
– COLI-500: 1g/ 10kgTT/ngày hoặc 1g/ 2 lít nước
– AMOXY-COL 20%: 1g/8kg TT hoặc 1g/2 lít nước
– FLOAZO 30: 1ml/30kgTT/ngày hoặc 1ml/ 6 lít nước
Những thuốc vitamin giúp tăng sức đề kháng và giúp ngan sớm mọc lông trở lại như cũ
– SANFO ACEMIN: 1g/ 4 lít nước hoặc 500g/ 1 tấn cám
– FEACOMB EXTRA:20g/ 10 lít nước uống
– ADE.B-COMPLEX: 1g/1 lít nước hoặc 100g/ 500kgTT/ ngày
– AZ.BIOZYM ONE: 1g/ 1 lít nước
Nguồn sanfovet.com.vn
Lê Dung
,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *