Bệnh nấm phổi ở vịt nguyên nhân và cách điều trị

mất:4 phút, 1 giây để đọc.

Bệnh nấm phổi trên vịt là căn bệnh thường xảy ra vào mùa nóng ẩm. Trong thời gian gần đây, bệnh nấm cũng đã xuất hiện trên một số đàn vịt tại địa bàn Quảng Trị. Sau đây traiga365 xin giới thiệu với bà con về căn bệnh nấm phổi ở vịt. Từ đó giúp bà con có thêm thông tin bổ ích trong cách phòng, chữa bệnh cho đàn vịt.

Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi ở vịt

Bệnh nấm phổi chủ yếu xuất phát từ hai loại nấm. đó là Aspergillus Fumigatus và Mucoraceae gây ra.

Triệu chứng chung

 

 

Triệu chứng ban đầu của vịt:  khó thở; có thể thở hổn hển, đặc biệt có trường hợp bại chân, …Trong trường hợp vịt bị nấm phổi kết hợp với một số căn bệnh khác như nhiễm virut Ecoli; thương hàn thì vịt có thể bị ảnh hưởng đến thần kinh dẫn đến việc run rẩy, đi loạng choạng…

Cách phòng bệnh

Nấm phổi là căn bệnh thường xuất hiện khi đàn vịt tiếp xúc với thức ăn hoặc chất độn trong chuồng có chứa các thành phần bào tử của nấm mốc.

Chính vì vậy; việc vệ sinh chuồng trại và xử lý chất độn chuồng, thức ăn cho vịt là vô cùng quan trọng. Làm tốt khâu này sẽ giúp hạn chế tình trạng bị bệnh ở vịt.

 

 

1. Vệ sinh chuồng trại

– Dọn phân rác hàng ngà

– Phun thuốc sát trùng định kỳ (thuốc Han-iodin 10%; B.K.Vet; Benkocid )

– Đảm bảo chuonfg trại sạch sẽ, khô ráo, không được ẩm

2. Đối với chất độn chuồng

– Thường xuyên thay mới chất độn chuồng nhằm hạn chế triệt để tình trạng nấm mốc sinh sôi

– Nếu phát hiện nấm mốc thì cần lùa vịt qua khu vực khô ráo khác, tiến hành dọn rửa, phun khử trùng và thay chất đột chuồng mới.

3. Đối với thức ăn

– Không sử dụng thức ăn nghi nhiễm nấm mốc. Trong trường hợp thức ăn chưa hết, chủ trại cần buộc chặt nhằm hạn chế không khí xâm nhập, dễ gây ẩm mốc

– Thường xuyên trộn các loại thuốc phòng ngừa nấm mốc cho vịt ăn như Nystatin hoặc trộn Metatin

– Bổ sung dinh dưỡng

– Định kỳ bổ sung kháng sinh Ampi-Coli, hoặc Terra-Neocine, hoặc Coli-Terravit bằng cách trộn vào thức ăn để phòng nhiễm trùng kế phát.

4. Đối với máy ấp trứng và khu vực nở

Luôn phun khử trùng sạch sẽ trước khi tiến hành mang trứng từ khu vực ấp sang nở

Điều trị bệnh nấm phổi ở Vịt

 

 

1. Điều trị nấm phổi

– Sử dụng Nystatin: 1 gam/5 kg thể trọng, hòa 1 gam/1 lít nước cho uống liên tục 5-7 ngày tùy mức độ của bệnh hoặc Metatin với liều 1 gam/5 kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày.

– Ngoài ra nên sử dụng thuốc hạn chế sự phát triển của nấm như: Dung dịch Iodine nồng độ 20/00 (2 ml/1 lít nước) cho uống liên tục hoặc Natribicarbonat: 1 viên/10 kg thể trọng liên tục trong 2-3 ngày.

2. Điều trị khi bội nhiễm bệnh E.coli bại huyết

– Sử thuộc thuốc điều trị nấm phổi vừa kể trên

– Sử dụng thêm 2 loại thuốc điều trị bội nhiễm khác là: Cefu inj (Lọ bột pha tiêm): 1 ml/8 kg thể trọng, tiêm 3-5 ngày hoặc Ceftri One inj (Lọ bột pha tiêm): 1 ml/8 kg thể trọng, tiêm  3-5 ngày.

– Kết hợp cho uống Lin-Spec: 2 gam/5 kg thể trọng, hòa 2 gam/1 lít nước, cho uống liên tục 3-5 ngày.

3. Điều trị khi bội nhiễm bệnh Thương hàn

– Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị nấm thì nên sử dụng kết hợp thêm 2 loại thuốc sau:- Flor 100 LA (Florphenicol): 1 ml/4 kg thể trọng, tiêm 1 mũi duy nhất, nếu bệnh nặng tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau 24-36 giờ. Hoặc Oxytetra 200 LA (Oxytetracycline): 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm 1 mũi duy nhất, nếu bệnh nặng tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau 24-36 giờ.

– Kết hợp cho uống Doxy-Coli: 1 gam/5 kg thể trọng, hòa 2 gam/1 lít nước, cho uống liên tục 3-5 ngày.

4.Tăng cường sức đề kháng cho vịt

Bổ sung một số loai thuốc tăng đề kháng như: C-Electrolyte; ADE BC complex; Bcomplex-C

Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp bà con biết thêm nhiều thông tin xoay quanh bệnh nấm phổi ở vịt. Chúc bà con có được một vụ mùa chăn nuôi thành công.

Nguồn khuyennongkhuyenngu.org.vn

Le Dung

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *